Từ trường hợp của chị Tạ Thị Thu Trang (Kim Liên, Hà Nội) bị trao nhầm tại nhà hộ sinh Ba Đình làm xét nghiệm tại trung tâm, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền Hà Nội, chia sẻ lại câu chuyện của một cặp nữ sinh bị trao nhầm đã từng đến trung tâm làm xét nghiệm ADN.
Hai nữ sinh tên Nga và Lan (tên nhân vật thay đổi) vô tình trở thành bạn học chung một lớp, trùng sinh nhật và đều sinh vào sáng sớm ở một nhà hộ sinh tại Hà Nội.
Chị Hồng, mẹ của Lan, chia sẻ khi con gái được 3 tuổi chị theo chồng vào TP.HCM làm việc. Anh Minh (chồng chị Hồng) ban đầu rất thương và cưng chiều con gái.
Tuy nhiên, từ năm lớp 6, Lan dậy thì và có nhiều đặc điểm không giống mẹ. Bé càng lớn càng xinh. Từng tự hào vì con xinh xắn, anh Minh bắt đầu nghi ngờ về đứa trẻ.
Anh âm thầm đi làm xét nghiệm ADN. Khi biết con gái không phải con ruột của mình, anh Minh lạnh lùng với vợ con, thường xuyên uống rượu say mới về nhà. Nhiều lần, Lan tủi thân vì bố không còn yêu mình như trước.
Móng tay có thể dùng làm mẫu xét nghiệm ADN. Ảnh: CGAT. |
Năm con gái học lớp 9, trong một đêm đi uống rượu say về, anh Minh đã ném ra bàn tờ xét nghiệm ADN và chì chiết chị Hồng không đoan chính, mang thai con của người khác, biến chồng thành "kẻ đổ vỏ".
Uất ức vì bị chồng nghi oan, chị Hồng không thể lý giải được vì sao con lại không cùng huyết thống với chồng. Chị cho rằng chồng muốn ly hôn nên dựng lên kịch bản này. Uất ức, chị Hồng đưa con về Hà Nội.
Bé Lan được vào học cùng lớp với Nga. Hai đứa trẻ dần trở thành bạn thân. Lan tâm sự với bạn về việc bố ghẻ lạnh vì không phải con ruột. Về nhà, Nga cũng hay kể hoàn cảnh của bạn thân cho mẹ nghe.
Ngày sinh nhật năm đó chị Cầm (mẹ bé Nga) tổ chức sinh nhật chung cho cả con gái và bạn thân. Tại buổi sinh nhật, người phụ nữ này bất ngờ vì bé Lan rất giống mình lúc còn trẻ.
Em gái chị còn khẳng định giống như đúc. Lấy ảnh cũ từ 20 năm trước, chị Cầm băn khoăn "sao bé lại giống mình đến thế". Trong khi đó, bé Nga không có nét giống bố mẹ.
Chị Cầm suy nghĩ về Lan nhiều hơn. Chị chia sẻ với chồng về nỗi băn khoăn của mình và nghĩ tới tình huống "có khi nào bị trao nhầm con ở nhà hộ sinh". Hai vợ chồng chị quyết định giấu con đi làm xét nghiệm ADN.
Nhận được kết quả bé Nga không phải là con ruột của mình, hai vợ chồng chị rất sốc. Khi người phụ nữ này chia sẻ với chị Hồng về kết quả xét nghiệm, chị vẫn không chấp nhận sự thật. Người mẹ đã bị chồng ruồng bỏ vì con không cùng huyết thống với bố nhưng vẫn tin Lan là con ruột.
Sau khi nghe giải thích, chị Hồng chấp nhận đi làm xét nghiệm lại ADN với bé Nga. Đồng thời, vợ chồng chị Cầm cũng xin mẫu móng tay của Lan để làm xét nghiệm. Khi có kết quả, hai bà mẹ đã âm thầm lên kế hoạch cho các con đi chơi nhiều, ăn chung với nhau và một thời gian sau họ mới nói sự thật về sự nhầm lẫn này.
Bà Nga cho biết 3 tháng sau khi nhận kết quả, hai bà mẹ và những đứa con của họ đã tìm tới anh Minh để giải thích sự tình. Cả hai gia đình vẫn đi lại và các con ở mỗi nhà một thời gian. Họ mong muốn mỗi đứa trẻ đều có thêm cha và mẹ.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.