Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con đầu đẻ mổ, lần hai có thể sinh thường?

Theo tờ Dương Tử, qua tìm hiểu tại bệnh viện Bà mẹ trẻ em thành phố Nam Kinh (Trung Quốc), họ quan tâm nhất đến việc “thai đầu sinh mổ, thai thứ 2 có phải chỉ có thể sinh mổ".

Ảnh minh họa.

Về câu hỏi này, bác sĩ U Lan, Phó chủ nhiệm khoa Sản bệnh viện này cho rằng, sẹo tử cung quả thực phù hợp với chỉ tiêu sinh mổ, nhưng không có nghĩa là con đầu sinh mổ, con thứ 2 không thể sinh thường. Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này.

Người chọn sinh mổ lần 2 khá nhiều

Cô Trịnh 32 tuổi, đang mang thai lần 2 được 7 tháng, con đầu của cô, bé Dương Dương bị chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn cảm giác, phải đến bệnh viện tập luyện. Sau khi tìm hiểu các tài liệu và tư vấn liên quan, cô Trịnh cho rằng điều này có liên quan đến việc bé Dương Dương được sinh mổ. Khi mang thai con thứ 2, cô cảm thấy sinh tự nhiên tốt cho em bé hơn, nhưng không biết đã trải qua sinh mổ lần 1, lần 2 liệu có sinh thường được không, nên đã đến bệnh viện xin tư vấn.

Bác sĩ Ô Lan cho biết: “Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”. Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con. 

Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều".

Lần thứ 2 sinh tự nhiên sẽ có lợi

Đối với câu hỏi của cô Trịnh, xét về mặt lâm sàng, bác sĩ Ô Lan cho rằng không có cái gọi là “phải mổ”. Hiện nay kỹ thuật mổ lấy thai ngang đoạn dưới tử cung, khâu kép cơ tử cung, giúp vết rạch khôi phục tốt hơn. Vì vậy, lần đầu sinh mổ, lần thứ 2 vẫn có thể sinh thường.

Ngoài ra, nếu lần thứ 2 chọn sinh thường sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp sau sinh của trẻ, có lợi cho việc phát triển sau này, nhưng vẫn nên cẩn trọng để tránh nhiều rủi ro có thể xảy ra. Lúc này, điều quan trọng nhất là các bác sĩ cần nắm vững các chỉ định và chống chỉ định đối với việc sinh ngã âm đạo sau phẫu thuật sinh mổ trước đó.

Các điều kiện cần đáp ứng để sinh tự nhiên

Nếu đáp ứng được những điều kiện sau, sau lần sinh mổ đầu tiên, khi chuẩn bị sinh con thứ 2, các bà mẹ có thể cân nhắc sinh thường: lần sinh mổ trước áp dụng mổ lấy thai ngang đoạn dưới tử cung, sau phẫu thuật hồi phục tốt; siêu âm B cho thấy đoạn dưới tử cung tiếp nối tốt, độ dày vết sẹo lớn hơn hoặc bằng 3 cm; khoảng cách giữa 2 lần sinh nở nhiều hơn 2 năm; không còn các chỉ định sinh mổ lần trước, và không xuất hiện các chỉ định mổ mới; đánh giá cổ tử cung có chỉ số Bishop (nhiều hơn hoặc bằng 6 điểm), không có xô lệch cephalopelvic tương đối; có các thiết bị giám sát y tế tốt, có thể phẫu thuật bất cứ lúc nào, phòng trẻ sơ sinh có trang bị các điều kiện truyền máu và cấp cứu. Ngoài những điều kiện trên, cụ thể còn cần kết hợp quyết định đánh giá đầy đủ của bác sĩ sản khoa.

Hiểu Thư

Bạn có thể quan tâm