Câu 1: Con dâu vua ngày xưa được gọi là gì?
Con dâu của vua ngày xưa được gọi là hoàng tức. Theo sách "Chuyện Đông, chuyện Tây", “hoàng” là một thành tố chỉ những gì liên quan vua, thuộc về nhà vua; còn “tức” là dạng viết tắt về phụ nữ, có nghĩa là con dâu. Kết hợp cả 2 thành tố trên, con dâu của vua ngày xưa được gọi là hoàng tức. |
Câu 2: Vì sao chợ Đông Hoa ở Huế phải đổi tên thành Đông Ba?
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", chợ Đông Ba lúc đầu có tên Đông Hoa. Tên này về sau trùng với tên của con dâu vua Gia Long nên đổi thành chợ Đông Ba. Dưới thời phong kiến, triều đình kiêng gọi tên húy (tên cúng cơm) của tất cả người trong hoàng tộc. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng. |
Câu 3: Chợ Đông Ba nằm cạnh cây cầu nào của thành phố Huế?
Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng đặc sắc của xứ Huế. Chợ nằm nằm phía bờ Bắc của thành phố Huế, kéo dài từ cầu Trường Tiền đến cầu Dạ Hội. |
Câu 4: Cầu Trường Tiền được xây dựng dưới thời vua nào?
Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, “cầu trường tiền 6 vai 12 nhịp” dài hơn 400 m, được khởi công xây dựng năm 1897, hoàn thành năm 1899, dưới thời vua Thành Thái. |
Câu 5: Phu Văn Lâu - một trong những biểu tượng của kinh thành Huế - được xây làm gì?
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, Phu Văn Lâu được xây dựng năm 1819, là một trong những bộ mặt của kinh thành Huế. Phu Văn Lâu được đặt tên theo nghĩa Hán - Việt (phu là trưng bày, văn: văn thư, lâu: lầu). Phu Văn Lâu, tức lầu trưng bày văn thư của triều đình, nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Dưới thời vua Minh Mạng, nơi đây còn diễn ra một số hoạt động vui chơi, giải trí. |
Câu 6. Ngọn núi nào là biểu tượng của cố đô Huế?
Sông Hương, núi Ngự Bình (núi Ngự) chính là hai biểu tượng của cố đô Huế. Theo sách "Sổ tay Danh thắng Việt Nam", núi Ngự Bình nằm bên cạnh sông Hương, có chiều cao 103 m. Đây là một trong 20 thắng cảnh của cố đô Huế. |
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng về thành phố Huế?
Chỉ với 3 chũ cái, Huế chính là thành phố có tên ngắn nhất trong hơn 70 thành phố của Việt Nam hiện nay. |
Câu 8. Huế có mấy di sản được UNESCO công nhận?
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, đến nay, Huế có 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau được UNESCO công nhận gồm: Quần thể di tích cố đô Huế (1993- di sản vật thể); Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam (2003 - di sản phi vật thể); Mộc bản triều Nguyễn (2009 - di sản tư liệu); Châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu); và thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu). |