Vá lốp xe máy
Thời gian gần đây, nhiều người không tiếc lời trầm trồ, khen ngợi những cô nàng một mình vá lốp xe máy. Có bạn lấy đó làm nghề mưu sinh, có bạn lại giúp đội từ thiện đối phó với đinh tặc,… dù ở vị trí nào thì những cô gái này vẫn thể hiện được bản lĩnh và sự chịu khó của mình.
Trần Hoài Lương mưu sinh bằng nghề vá lốp xe máy. |
Để vá được một lỗ thủng trên săm xe phải trải qua khá nhiều công đoạn như tìm kiếm lỗ thủng, lắp miếng vá, dùng keo dán miếng vá sao cho thật chắc chắn, căn chỉnh để miếng vá trông có thẩm mỹ,… Để làm được thành thạo những công đoạn này, học viên phải trải qua ít nhất vài tháng học nghề.
Chưa kể, người làm nghề thường phải “vật lộn” với dầu nhớt và thân hình thường xuyên lem luốc. Đây cũng chính là lý do mà công việc này thường chỉ thích hợp với nam giới. Nhìn những cô gái xinh xắn, tận tụy vá từng lỗ thủng trên săm xe máy khiến nhiều người ngưỡng mộ và khâm phục.
Tài xế xe ôm
Hình ảnh những cô gái mặc áo khoác vàng, đội nón bảo hiểm vàng ngồi trên xe máy có gắn dòng chữ “Xe ôm thân thiện” xuất hiện trên nhiều tuyến đường Hà Nội gây sự chú ý và tò mò với nhiều người dân. Đây đều là thành viên của đội “Xe ôm thân thiện, tính tiền tự động” mới được thành lập và đi vào hoạt động cách đây không lâu.
Đội xem ôm thân thiện với nhiều thành viên là nữ. |
Khi gia nhập đội xe ôm này, các bạn nữ được trải qua lớp tập huấn về an toàn giao thông, được trang bị phương tiện đi lại và nón bảo hiểm. Từ ngày đi vào hoạt động, dịch vụ xe ôm thân thiện đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, đặc biệt là cung cách phục vụ tận tình, chu đáo, an toàn của những nữ xế xe ôm.
Đối với các nữ xế, áp lực tâm lý khi gia nhập vào ngành nghề chỉ giành cho nam giới này khá lớn. Có bạn bị gia đình cấm đoán, bạn bè đánh giá, có bạn lại thường xuyên nhận được ánh mắt kì thị của người xung quanh. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả những áp lực đó, các bạn nữ vấn làm tổn công việc của mình, đưa khách hàng đi đến nơi, về đến chốn và luôn luôn đúng giờ.
Tài xế xe taxi
Cũng như tài xế xe ôm, những nữ xế taxi cũng gặp phải những khó khăn tâm lý tương tự. Trong công việc, tài xế taxi thường được phân công làm ca đêm và đối mặt với nhiều nguy hiểm khôn lường như: gặp phải khách hàng yêu râu xanh, bị quỵt tiền, vu oan khi khách hàng mất đồ,…
Với nữ giới thì nghề lái taxi rất áp lực và vất vả. |
Đối với những phụ nữ có gia đình thì áp lực công việc và cách phân bố thời gian hợp lý càng là một thách thức. Đi đêm nhiều và thường xuyên phải đối mặt với nhiều mối nguy nên nghề tài xế taxi thường chỉ phù hợp với nam giới sức dài vai rộng. Tuy nhiên, theo thống kê của nhiều trang báo mạng, số lượng nữ giới làm nghề tài xế taxi trong những năm gần đây tăng lên đột biến.
Phi công
Từ lâu, nghề phi công luôn đòi hỏi kinh nghiệm, sự tháo vát và đặc biệt là sức khỏe. Tưởng chừng như đây mãi chỉ là công việc chỉ giành cho nam giới nhưng nhiều năm trở lại đây, những tên tuổi như Trần Trang Nhung, Nguyễn Kim Châu,… liên tục xuất hiện trên mặt báo khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Nữ cơ phó điều khiển Airbus 321 đầu tiên của Việt Nam - Trần Trang Nhung. |
Không chỉ có sắc đẹp, những cô gái này còn được khen ngợi về sự cam đảm và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm. Từ đây, nhiều người đã có cái nhìn hoàn toàn khác về nghề nghiệp có phần nguy hiểm này. Theo đó, những phụ nữ “chân yếu tay mềm, mỏng manh yếu đuối” vẫn có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bay trên bầu trời không thua kém gì nam phi công nào.