Chưa kịp vui trúng tuyển đại học, sinh viên đã lo tăng học phí. Ảnh: Nghiêm Huê. |
Bố mẹ cũng đã cao tuổi, thu nhập bấp bênh, sau khi ra Hà Nội học, Xuân đã kiếm việc làm thêm. Điều em lo lắng là năm tới, sinh viên Y khoa bắt đầu học lâm sàng tại bệnh viện, không có thời gian làm thêm, học phí ngành y ngày càng cao, gia đình và bản thân xoay xở thế nào để có thể học được 6 năm đại học và các năm học chuyên ngành.
Đã hết tháng 12, chị Trần Hương Dung ở Ý Yên (Nam Định) không giấu nổi tiếng thở dài lo lắng vì sắp đến ngày nộp tiền nhà trọ quý mới.
Từ sau dịch Covid-19, các sản phẩm đồ gỗ của xã là đồ thờ, thủ công mỹ nghệ khác không còn đầu ra, các doanh nghiệp, hộ gia đình cũng giảm dần sản xuất, những người lao động chân tay với công việc đánh giấy ráp (dùng loại giấy đặc biệt để chà mặt gỗ phẳng) như chị Dung thất nghiệp.
Trước đây, ngày công của chị là 100.000 đồng. Mỗi tháng trừ các công việc riêng, chị được nhận lương 24-25 ngày công, tương đương 2,4-2,5 triệu đồng. Chồng chị, anh Đinh Xuân Dũng, là thợ mộc nên ngày công cao hơn. Thu nhập của hai vợ chồng có thể coi là tạm ổn ở quê. Nhưng sau đại dịch, anh chị mất việc, con vào đại học, khó khăn chồng khó khăn.
Anh phải xin làm bảo vệ cho một công ty may trên thị trấn còn chị đi giúp việc trên Hà Nội. Thu nhập của chị chỉ đủ hai mẹ con trang trải ăn ở, đi lại. Một năm hai kì đóng học phí, anh ở quê gửi lên. Học phí 10 tháng học của con chiếm tới 80% lương bảo vệ một năm của anh. Anh chị co kéo cũng vẫn thiếu trước hụt sau vì còn một cháu đang học lớp 10.
Với học phí như hiện nay, các chuyên gia cho rằng gia đình sống tại Hà Nội là công chức, giáo viên bình thường cũng khó khăn nuôi con học đại học.
Học phí đại học đang áp dụng theo Nghị định 81 và Nghị định 97 sửa đổi bổ sung Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Theo nghị định này, mức trần học phí áp dụng cho cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (chưa tự chủ) năm học 2025-2026 sẽ có 7 mức theo 7 nhóm ngành. Trong đó, mức thấp nhất là 15,2 triệu đồng/năm và cao nhất 31,1 triệu đồng/năm học 10 tháng. Mức thu này tăng thêm 1,7-3,5 triệu đồng/năm học so với năm học 2024-2025 tùy khối ngành.
Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?
Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.