Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Con mắt thứ 3' quay lén nhân viên ở Trung Quốc

Việc các công ty dùng hệ thống giám sát và ghi lại hoạt động trên máy tính của nhân viên bị cho là vi phạm trắng trợn quyền riêng tư.

Hệ thống giám sát do Sangfor Technologies, công ty công nghệ có trụ sở ở Thâm Quyến (Trung Quốc), có khả năng dự báo xu hướng nhân viên bỏ việc bằng việc theo dõi hoạt động trực tuyến của họ, Insider đưa tin.

Hệ thống này có thể ghi lại mọi hoạt động của nhân viên thông qua "con mắt thứ 3" được gắn trên máy tính làm việc. Đặc biệt, hệ thống này sẽ "gắn cờ" và báo cáo nếu phát hiện một nhân viên truy cập vào trang web tìm kiếm việc làm và dành nhiều thời gian trên đó.

Hành động này của doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty công nghệ) bị xem là vi phạm trắng trợn quyền riêng tư của người lao động.

giam sat nhan vien tren may tinh anh 1

Hoạt động của nhân viên bị hệ thống theo dõi và ghi lại.

Hệ thống xâm phạm riêng tư

Mới đây, một người dùng mạng ẩn danh trên Maimai.cn đã kể rằng anh bị cấp trên sa thải vì biết anh nộp đơn xin việc ở một nơi khác thông qua "con mắt thứ 3".

"Sếp đã nói với tôi rằng: 'Đừng tưởng tôi không biết cậu làm gì trong giờ hành chính. Tôi biết chính xác lúc nào cậu định bỏ đi!'".

Đính kèm trong bài viết là ảnh chụp màn hình chứng minh việc mình bị theo dõi hoạt động trên máy tính tại nơi làm việc và xác định nó chính là sản phẩm của Sangfor Technologies.

Sangfor đã không trả lời yêu cầu bình luận về sự việc này.

Điều này đã khiến cuộc tranh luận về hệ thống của Sangfor bị đẩy lên đỉnh điểm. Vụ việc nhanh chóng gây "bão mạng" về những lo ngại trong quyền riêng tư của nhân viên.

giam sat nhan vien tren may tinh anh 2

Nhiều nhân viên lo lắng khi bị giám sát ngầm.

Một số người dùng trên Weibo cũng chia sẻ bức ảnh chụp cho rằng hệ thống này đã hiển thị hồ sơ của người lao động, bao gồm các trang web cụ thể mà họ đã vào, thậm chí cả liên kết để tải xuống tệp PDF sơ yếu lý lịch được gửi đi.

Nhiều người khác nói rằng họ từng trải qua tình huống tương tự tại công ty. Hashtag "never send a job application using the company Wi-Fi" (tạm dịch: không bao giờ gửi đơn xin việc bằng Wi-Fi của công ty) đã thu hút 1,3 triệu lượt xem.

"Hãy nhớ, chỉ xem các trang web tuyển dụng khi bạn đang ở nhà", người dùng Weibo có tài khoản @CaptainAmericaXiaowan bình luận.

Một người dùng khác tên @DrinkMoreMilkTea cho rằng mọi người quá ngây thơ: "Hệ thống máy tính luôn bị giám sát. Tôi tưởng mọi người ai cũng biết điều đó".

Văn hóa lao động khắc nghiệt

Sangfor Technologies được thành lập vào năm 2000. Theo công ty phân tích dữ liệu kinh doanh Qichacha, công ty này đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 2018 cho một hệ thống tính toán rủi ro bỏ việc của nhân viên. Hệ thống thực hiện điều này bằng cách giám sát hoạt động lướt web trực tuyến của nhân viên.

Trang Nikkei đưa tin vào năm 2021 rằng Sangfor đã tạo ra phần mềm để theo dõi lịch sử duyệt web trên thiết bị di động của nhân viên bất cứ khi nào họ sử dụng Wi-Fi của công ty. Tuy nhiên, tác vụ của các hệ thống như vậy không yêu cầu sự chấp thuận trước của người dùng.

Theo trang web chính thức của Sangfor, hệ thống có hơn 100.000 khách hàng, bao gồm các cơ quan chính phủ như Cục Thuế Nhà nước. Một số khách hàng khu vực tư nhân của công ty bao gồm những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba và Bytedance.

Trước khi vụ việc lần này gây tranh cãi, ở Trung Quốc đã tồn tại các công cụ giám sát công nghệ cao.

giam sat nhan vien tren may tinh anh 3

"Con mắt thứ 3" giám sát nhân viên bị cho là xâm phạm quyền riêng tư.

Tháng 6/2021, Insider đã đưa tin về việc các công ty bao gồm Huawei, China Mobile, China Unicom và PetroChina sử dụng hệ thống nhận dạng cảm xúc AI do công ty công nghệ Taigusys của Trung Quốc thiết kế để theo dõi cảm xúc của nhân viên bằng cách theo dõi nét mặt của họ tại nơi làm việc.

Có thông tin cho rằng các công ty Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng chế độ giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo công nhân làm việc hiệu quả bằng cách ghi lại số giờ họ đã làm trên các trang web cụ thể.

Hoạt động giám sát nhân viên xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghệ ở đất nước tỷ dân. Các công ty cạnh tranh dữ dội trong những lĩnh vực như thương mại điện tử, fintech, mạng xã hội... do đó ép nhân viên làm việc bán mạng.

Nhiều chuyên gia cảnh báo việc ứng dụng tràn lan công nghệ giám sát là hành vi phi đạo đức, xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên và tạo thêm gánh nặng công việc cực lớn cho họ.

Điều kiện làm việc khắc nghiệt, quá áp lực khiến nhiều người lao động mệt mỏi, kiệt quệ, thậm chí tử vong. Không ít nhân viên công ty công nghệ Trung Quốc phải làm việc hơn 12 tiếng/ngày, thậm chí có thể hơn trong giai đoạn cao điểm.

Người trẻ Mỹ phải tiêu đến những đồng tiết kiệm cuối cùng

Thất nghiệp và mất thu nhập trong thời kỳ đại dịch khiến phần lớn người trẻ thuộc thế hệ MZ (những người sinh trong khoảng từ năm 1980 đến năm 2000) hết sạch tiền.

Ap luc le tinh nhan hinh anh

Áp lực lễ tình nhân

0

Mỗi dịp Valentine, những người độc thân dễ cảm thấy cô đơn. Những người đã có đôi có cặp cũng có thể rơi vào áp lực phải có một lễ tình nhân hoàn hảo.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm