Theo đó, mặc dù Olymic Paris 2024 là kỳ Thế vận hội đầu tiên có số lượng vận động viên nam và nữ ngang nhau, song lại chỉ có 18% trọng tài tại Thế vận hội là nữ hoặc thuộc cộng đồng đa dạng giới.
Nhà nghiên cứu về tác động xã hội và thể thao Chelsey Taylor, thuộc Nhóm nghiên cứu đổi mới thể thao của Đại học Công nghệ Swinburne (Australia), lo ngại rằng đây là nhóm đang bị bỏ lại phía sau.
"Trong mọi môn thể thao, chúng ta cần thấy cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, bao gồm quyền lực bình đẳng, giá trị bình đẳng, khả năng tiếp cận bình đẳng. Nó bao gồm các trọng tài trên sân, những người ít nhiều có quyền kiểm soát các môn thể thao", Taylor nói.
Ủy ban Olympic (IOC) cho biết họ cam kết sẽ giải quyết vấn đề này, nhưng tốc độ chậm chạp trong việc tiến tới con số cân bằng 50:50 về giới tính khiến nhiều người lo ngại.
Chỉ có 5 môn thể thao đạt tỷ lệ 50:50 số Trọng tài kỹ thuật quốc tế tại Paris 2024, gồm quần vợt, ba môn phối hợp, chèo thuyền, chèo thuyền buồm và khúc côn cầu.
Bộ 3 trọng tài khúc côn cầu Amber Church, Tammy Standley và Aleisha Neumann tại Olympic Paris. Ảnh: Facebook/Australian Hockey Officials. |
Trọng tài khúc côn cầu người Australia, Aleisha Neumann - người đang làm việc tại Thế vận hội Paris - nói với news.com.au rằng cô không hiểu tại sao các môn thể thao khác không áp dụng tỷ lệ 50:50.
Neumann bắt đầu làm trọng tài ở Toowoomba khi còn là cầu thủ trẻ để đền đáp cho hiệp hội của mình, dần dần thăng tiến lên các giải đấu quốc gia.
Cô cho biết chính quyết định đơn giản là tổ chức các giải đấu dành cho lứa tuổi thiếu niên theo cách không phân biệt giới tính đã giúp cô thăng tiến trong thứ hạng.
"Khúc côn cầu đã làm tốt khi đảm bảo các nhóm và cơ hội được trao bình đẳng, điều này rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là có những hướng đi và cơ hội rõ ràng cho cả hai giới theo đuổi. Tôi không hiểu tại sao các môn thể thao khác lại không tuân theo quy trình tương tự", cô nói.
Neumann cũng cho biết mục đích của cân bằng tỷ lệ giới tính nhằm cung cấp cho các cô gái trẻ sự hỗ trợ cần thiết để họ có thể làm tốt công việc.
"Mọi người thường cho rằng phụ nữ không có khả năng làm trọng tài cho nam giới, vì vậy, trong các môn thể thao do nam giới thống trị, phụ nữ ít được chấp nhận tham gia và phát triển thành trọng tài", Neumann giải thích.
Theo nữ trọng tài, việc người điều khiển nhiều môn thể thao bị chỉ trích và đối xử tệ cũng là một rào cản lớn khiến nhiều người không muốn tham gia. Định kiến cho rằng trọng tài hoặc người giám sát sẽ không bao giờ mắc lỗi, hay dân mạng tấn công khi trọng tài mắc sai sót càng khiến người ta tránh xa công việc này.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.