Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Cơn sốt' cha mẹ ảo

Một số tài khoản mạng xã hội đóng giả cha mẹ để quan tâm, đối xử với người theo dõi như con ruột. Đáp lại, có người dùng chia sẻ việc học tập, tình yêu với “cha mẹ” trên Internet.

Những bạn trẻ không được lớn lên trong tình yêu của gia đình đã tìm thấy một “ngôi nhà mới” trên mạng xã hội. Ảnh: SCMP.

Theo South China Morning Post, những bạn trẻ không được lớn lên trong tình yêu của gia đình đã tìm thấy một “ngôi nhà mới” trên mạng xã hội nhờ một nhóm các tài khoản tình nguyện đóng giả làm “cha mẹ”.

Một tài khoản Douyin với ID @Henverfenxiangrichang (dịch sang tiếng Việt là “chia sẻ cuộc sống hàng ngày với con gái”) đã thu hút 1,2 triệu người theo dõi trong vòng chưa đầy 6 tháng.

"Ngôi nhà mới" trên mạng xã hội

Trên kênh của mình, tài khoản này sẽ đăng tải các video về một cặp vợ chồng trung niên chia sẻ các hoạt động hàng ngày của họ và khuyên những người theo dõi - được họ gọi là “con gái” hoặc “con trai” - đừng lo lắng mà hãy luôn vui vẻ.

Có một lần, họ tưởng tượng “những đứa con” của mình đang buồn về việc học hay công việc và cố gắng động viên chúng bằng những lời khuyên nhẹ nhàng. Thậm chí, cả hai còn giả vờ chuyển tiền để an ủi “các con”.

cha me online anh 1

Một nhóm tài khoản được gọi là “cha mẹ online” thường gọi những người theo dõi trẻ tuổi của họ là “con trai" và "con gái”. Ảnh: Douyin.

Những đoạn video tương tự như một cuộc gọi video thường thấy giữa cha mẹ và con cái như thế đã thu hút nhiều lượt tương tác ở phần bình luận.

Một người nói với hai “phụ huynh online”: “Cha mẹ ơi, hôm nay con tròn 18 tuổi rồi”.

Một người khác kể với họ rằng cô vừa được một chàng trai mời đi chơi trong khi một người theo dõi khác phàn nàn với họ về cha mẹ ngoài đời thực của mình. Anh gọi cha mẹ ruột là “cha mẹ của anh em họ” trong khi gọi cặp đôi là “cha mẹ”.

Một sinh viên đại học tên Xiaofu chia sẻ với Sina News rằng cô ấy bị “nghiện” tài khoản Douyin của hai vợ chồng. “Tài khoản này đã dạy tôi những điều mà cha mẹ tôi cần dạy. Họ cũng nói với tôi những điều tôi mong được nghe từ cha mẹ của mình”, cô nói.

Xiaofu từng là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Theo một báo cáo vào năm 2018 của UNICEF, Trung Quốc có 26,6% trẻ em dưới 18 tuổi bị lạm dụng thể chất, 19,6% bị lạm dụng về mặt tinh thần và 26% bị cha mẹ bỏ rơi.

Mạng ảo - Tình cảm thật

Nhân vật chính của video là một cặp vợ chồng chừng 50 tuổi, sống ở Thiểm Tây (Trung Quốc). Họ từng quản lý một studio ảnh cưới cho đến khi nghỉ hưu và sống nhờ quảng báo, bán hàng online trên Douyin như hiện tại.

cha me online anh 2

Các bậc cha mẹ trên mạng an ủi những bạn trẻ gặp khó khăn trong công việc và học tập. Ảnh: Douyin.

Cặp đôi chỉ là một trong nhiều tài khoản mạng xã hội khai thác nội dung làm “cha mẹ online”.

Một người dùng Xiaohongshu với ID là @Xiaolinmama cũng đăng các video dạy con làm việc nhà và tự gọi mình là “mẹ”.

Trên mạng xã hội, nhiều người cũng tìm đến những bậc “phụ huynh online” để tìm lời khuyên, sự an ủi.

Một số người đăng bài cho biết họ không cảm thấy đủ gần gũi với cha mẹ của mình. Trong khi đó, một số người khác nói rằng họ đơn giản là không muốn kể chuyện buồn cho cha mẹ ruột vì không muốn cha mẹ lo lắng.

Ở Việt Nam, một người dùng mạng xã hội TikTok với ID @chuteoden cũng nổi tiếng trên nền tảng này nhờ khai thác tuyến nội dung tương tự.

cha me online anh 3

Nhờ những video nhẹ nhàng, tình cảm như nói chuyện với con cháu, kênh @chuteoden thu về hơn 2 triệu lượt thích trong ba tháng. Ảnh: TikTok @chuteoden.

Tự xưng mình là “chú Tèo”, người đàn ông trung niên thường đăng video vào lúc 22-23 giờ kèm theo lời nhắc nhở quen thuộc của những người cha miền Tây: “Giờ này khuya rồi mấy đứa bỏ máy xuống liền đi mấy đứa. Không còn cái gì luyến tiếc mà cầm máy nữa. Bỏ xuống đi con. Thôi nay thứ sáu, mai thứ bảy, cho chơi thêm một tiếng nữa thôi nha. Sau đó là đi ngủ liền nghe không?”.

Tương tự, khoảng 4-5h sáng, “chú Tèo” cũng đăng video với giọng điệu nhẹ nhàng: “Dậy đi! Dậy đi con ơi! 4h mấy gần 5h sáng rồi. Dậy nay thi nè. Thức dậy học bài đi con. Để không là làm bài không được đó”.

Dưới video, nhiều người dùng TikTok cũng trả lời người đàn ông với những bình luận tích cực như “chú Tèo làm con nhớ cha con dưới quê ghê”, “chú Tèo ơi nay con thi rồi, chúc chú con thi tốt đi chú”.

Dù chỉ đăng những video với nội dung đơn giản, tâm tình nhưng kênh TikTok @chuteoden cũng thu về hơn 2 triệu lượt thích và hơn 60 nghìn lượt theo dõi kể từ khi đăng video đầu tiên vào tháng 12/2023.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Quoc gia 'con mot' hinh anh

Quốc gia 'con một'

0

Nhiều cặp vợ chồng ở châu Á chỉ sinh một con để có thể "trải nghiệm vai trò làm cha mẹ", trong khi vẫn duy trì lối sống ưa thích, cân bằng công việc và cuộc sống gia đình.

Đông Tùng

Bạn có thể quan tâm