Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơn tăng huyết áp khẩn cấp đẩy bạn vào nguy hiểm thế nào?

Tăng huyết áp khẩn cấp có thể chuyển thành cấp cứu, gây nguy hiểm với các triệu chứng nghiêm trọng, buộc bệnh nhân phải nhập viện để điều trị kịp thời.

Tăng huyết áp khẩn cấp có thể chuyển thành tăng huyết áp cấp cứu với các triệu chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân phải nhập viện. Ảnh: BVCC.

Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức trung bình cứ 5 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Quốc tế về Tăng huyết áp (ISH), một người trưởng thành được coi là tăng huyết áp khi:

  • Huyết áp tâm thu: Từ 140 mmHg trở lên.
  • Huyết áp tâm trương: Từ 90 mmHg trở lên.

Tăng huyết áp khẩn cấp là trường hợp nặng nhưng thường không có triệu chứng rõ rệt hoặc tổn thương ở cơ quan đích. Bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú bằng thuốc đường uống. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây hẹp hoặc tắc động mạch, dẫn đến thiếu oxy và năng lượng ở một số cơ quan trong cơ thể.

Trong cơn tăng huyết áp khẩn cấp, hầu hết người bệnh không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ một số trường hợp xuất hiện dấu hiệu như nhức đầu, chóng mặt, lo lắng nhiều.

Chúng có thể đến từ một số nguyên nhân như cú sốc tâm lý, ngừng thuốc điều trị tăng huyết áp. Khi tăng huyết áp, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi, yên tĩnh 15-30 phút và theo dõi huyết áp liên tục đến khi chúng trở lại bình thường.

Nếu sau khoảng thời gian này, người bệnh không thấy huyết áp hạ dần sẽ có chỉ định dùng thuốc. Đồng thời, tuỳ vào mục tiêu hạ áp trên từng đối tượng, thầy thuốc sẽ lựa chọn nhóm thuốc điều trị thích hợp.

tang huyet ap khan cap anh 1

Theo khuyến cáo, mức huyết áp tăng cao ≥ 180/120 mmHg được coi là tăng huyết áp cấp cứu. Ảnh: Indiatimes.

Tăng huyết áp khẩn cấp có thể chuyển thành tăng huyết áp cấp cứu, một tình trạng nguy hiểm buộc bệnh nhân phải nhập viện. Mặc dù không có ngưỡng huyết áp đặc hiệu cho tăng huyết áp cấp cứu, mức huyết áp từ ≥ 180/120 mmHg được coi là dấu hiệu nghiêm trọng.

Lúc này, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau tức ngực, kích thích, đau đầu dữ dội.
  • Rối loạn ý thức, mờ mắt, buồn nôn, khó thở.
  • Co giật, gọi hỏi không đáp ứng.

Tăng huyết áp cấp cứu cần được điều trị ngay lập tức bằng cách giảm huyết áp qua đường tĩnh mạch, nhằm ngăn chặn các tổn thương vĩnh viễn tại các cơ quan đích, như:

  • Tai biến mạch máu não: Nhồi máu não, xuất huyết não, xuất huyết dưới màng nhện.
  • Tổn thương tim: Hội chứng mạch vành cấp, bóc tách thành động mạch chủ, suy tim, rung nhĩ, phù phổi cấp.
  • Tổn thương thận: Suy thận cấp.
  • Tổn thương mắt: Gây mù lòa.

Việc cấp cứu kịp thời không chỉ cứu sống bệnh nhân mà còn ngăn ngừa những biến chứng lâu dài đe dọa chất lượng cuộc sống.

'Vệ sĩ' vô hình của con người

Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.

Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Huyết áp cao có nên uống cà phê?

Nhiều người thắc mắc nếu bị tăng huyết áp có uống cà phê được không? Những điều cần lưu ý cho người bệnh tăng huyết áp khi muốn uống cà phê.

Huyết áp cao khi trời lạnh phải làm sao?

Trong trường hợp huyết áp tăng và không phát hiện, xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Người đàn ông đột quỵ vì sự chủ quan nhiều người hay mắc

4 năm tước, người đàn ông 31 tuổi có tiền sử chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp. Sau đó, anh chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuốc và không điều trị.

Đ.D Đào Mạnh Hùng

Điều dưỡng Khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện TƯ Quân đội 108

Bạn có thể quan tâm