Thông tin trên được Công an tỉnh Bình Dương cho hay tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", tổ chức vào sáng nay (11/12).
Một đối tượng cho vay nặng lãi ở TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương với lãi suất từ 2.000 đến 8.000%/năm. Ảnh: CACC. |
Theo đó, từ 2019 đến nay, các đơn vị công an tỉnh đã phát hiện và triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen". Trong đó, cơ quan điều tra khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi "cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Bên cạnh đó, có 42 đối tượng liên quan đến nạn “tín dụng đen” như thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, làm nhục người khác,… cũng bị khởi tố.
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, Công an Bình Dương đã khởi tố với 133 bị can liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Cũng theo Công an Bình Dương, hơn 80% vụ việc nêu trên là do các đối tượng, băng nhóm từ tỉnh khác đến Bình Dương gây án. Các đối tượng sau đó cũng đã bị truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
Đối tượng hoạt động "tín dụng đen" ở TP Thủ Dầu Một bị công an phát hiện. Ảnh: CACC. |
Thượng tá Trần Minh Nhựt, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương, cho biết ngoài công tác đấu tranh, xử lý liên quan đến các băng nhóm “tín dụng đen”, Công an tỉnh Bình Dương còn phối hợp với các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, để nhân dân lên án, cảnh giác, tự mình có ý thức phòng ngừa không tham gia, mắc phải bẫy tín dụng đen, tôn trọng pháp luật.
Do bị trấn áp mạnh, các băng nhóm, đối tượng hoạt động “tín dụng đen” có biểu hiện co cụm hoặc chuyển sang các địa bàn giáp ranh.
Theo đánh giá, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” diễn biến rất phức tạp, hoạt động “núp bóng” dưới nhiều hình thức như cho vay bằng các hợp đồng “giả cách”, ủy quyền, hợp đồng mua bán tài sản.
Sách về Pháp luật
Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.