Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công an TP.HCM hướng dẫn kiểm tra tại các chốt kiểm soát

Công an TP.HCM có hướng dẫn cụ thể cho lực lượng chức năng tại các chốt về các trường hợp không cần giấy đi đường, hoặc không cần kiểm tra giấy...

Công an TP.HCM vừa có bản hướng dẫn kiểm tra người đi đường tại các chốt kiểm soát. Thông tin này được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM đưa ra tại họp báo chiều 25/8.

Theo đó, các phương tiện vận tải (taxi, xe khách, xe chở công nhân...) được cấp mã QR code được phép lưu thông theo khu vực, lộ trình, thời gian cấp phép sẽ không bị kiểm tra giấy đi đường.

Các xe vận tải hàng hóa không được cấp mã QR code thì tài xế và người ngồi trên xe phải có giấy đi đường theo quy định.

TP.HCM siet gian cach xa hoi anh 1

Lực lượng chức năng kiểm soát người đi đường trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Danh.

Các nhóm đối tượng được lưu thông theo quy định (cán bộ công nhân viên chức, người lao động, hỗ trợ phòng chống dịch, tình nguyện viên, thiện nguyện viên...) phải có giấy đi đường do công an cấp. Riêng giấy do công an phường, xã cấp chỉ đi trong quận, huyện.

Shipper giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ dừng hoạt động tại các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn, TP Thủ Đức. Các quận, huyện khác chỉ được hoạt động trong địa bàn quận, huyện và có nhận diện theo quy định, không đi liên quận.

Các đối tượng không cần Giấy đi đường gồm:

- Người đi tiêm vaccine chỉ cần có tin nhắn hoặc giấy mời, kèm CMND/CCCD.

- Lực lượng y tế có thẻ y tế hoặc giấy đi đường do thủ trưởng đơn vị cấp (Sở Y tế, các cơ sở y tế có quyết định thành lập).

- Các đối tượng, phương tiện chở oxy, thuốc men, vật tư thiết bị y tế...phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19: Cần có giấy tờ chứng minh như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chuyên môn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa...

Đối với lực lượng công an, quân sự: Phương tiện và cán bộ, chiến sĩ mặc quân phục được phép di chuyển toàn thành phố để thực thi công vụ. Lực lượng thường phục phải có giấy giới thiệu hoặc giấy phân công công tác của đơn vị hoặc thẻ ngành/giấy đi đường.

Giấy đi đường do Sở Ngoại vụ cấp vẫn được sử dụng (mã 7A, 7B).

Cán bộ, công nhân viên chức các sở, ban, ngành có đồng phục, công nhân viên dịch vụ công ích thì mặc đồng phục ngành. Các sở, ban, ngành không có đồng phục mặc áp nhận diện thành phố cấp.

Lực lượng chức năng phải kiểm tra di biến động dân cư trên nền tảng dữ liệu dân cư thông qua kiểm soát bằng tài khoản kiểm tra mã QR code của dân cư; ưu tiên xe của công an, quân sự, y tế và các xe được phòng PC08 cấp phù hiệu nhận diện.

Riêng khoảng thời gian từ 18h hôm trước tới 6h hôm sau tạo điều kiện lưu thông cho các lực lượng: Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; ngành hàng không, sân bay; hoa tiêu hàng hải; vệ sinh môi trường đô thị... Lực lượng xử lý sự cố khẩn cấp về điện, nước, hệ thống thông tin, hạ tầng giao thông. Các đơn vị này chỉ cần có giấy đi đường và giấy xác nhận phân công công tác vào khung giờ nêu trên.

TP.HCM siet gian cach xa hoi anh 2

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người tham gia giao thông. Ảnh: Quỳnh Danh.

Từ 23/8 đến hết 6/9, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 11 về tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội theo Nghị quyết 86 của Chính phủ. Phương châm là “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch”.

TP.HCM tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển...). Thành phố chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo không bỏ sót những trường hợp khó khăn. Toàn bộ người dân trong thành phố được xét nghiệm, riêng các hộ dân vùng cam, đỏ được xét nghiệm kháng nguyên nhanh mẫu đơn trước 25/8.


2 lần nâng mức độ phòng dịch ở TP.HCM

Trải qua gần 2 tháng, TP.HCM từ việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã phải hai lần nâng mức độ phòng dịch. Ngày 23/8-6/9, TP áp dụng nhiều biện pháp để "ai ở đâu ở yên đấy".

Thu Hằng - Thư Trần

Bạn có thể quan tâm