Câu 1. Ai khởi xướng thi thổi cơm ở nước ta?
Vợ chồng Phan Tây Nhạc đã khởi xướng thi thổi cơm có từ nghìn đời ở nước ta. Đến nay, nét đẹp văn hóa này vẫn còn nguyên ở hội làng Thị Cấm (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội).
|
Câu 2. Phan Tây Nhạc sống vào khoảng thời vua nào?
Tục truyền, Phan Tây Nhạc là bộ tướng của Hùng Duệ Vương. Ông có công lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương của nước Văn Lang, được Vua Hùng gả cháu gái của hoàng hậu là Hoa Dung cho.
|
Câu 3. Hùng Duệ Vương là vị vua thứ mấy của nước Văn Lang?
Hùng Duệ Vương, tức Hùng Vương thứ 18, vị vua cuối cùng của nhà nước Văn Lang trước khi được thay thế bằng nước Âu Lạc của An Dương Vương.
|
Câu 4. Ai là con rể nổi tiếng của Hùng Vương thứ 18?
Hùng Vương thứ 18 có hai công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Tiên Dung được gả cho Chử Đồng Tử, còn Ngọc Hoa được gả cho Sơn Thánh (Sơn Tinh).
|
Câu 5. Vợ chồng danh tướng Phan Tây Nhạc khởi xướng tục thi thổi cơm để làm gì?
Khi xuất quân đánh trận, Phan Tây Nhạc tổ chức hội thi nấu cơm để chọn người tài đi theo đoàn quân, chăm lo việc hậu cần. Nhiều chị em làng Thị Cấm có tài được tuyển theo quân đội.
|
Câu 6. Vị vua Hùng vương thứ mấy được nhân dân ta suy tôn làm tổ nghề?
Theo dân gian, Hùng Vương thứ 6 (Hùng Chiêu Vương), tên thật là Lang Liêu, là vị vua duy nhất trong lịch sử nước ta được suy tôn làm tổ nghề làm bánh chưng, bánh giày .
|
Câu 7. Ngoài làm bánh, Hùng Chiêu Vương còn dạy dân làm gì?
Vua cũng là người bày cách cho dân đắp bờ giữ nước, cách gieo mạ, cấy lúa... Nhà vua còn lập kho chứa thóc, mở chợ mua bán thóc gọi là chợ Lú. Nhân dân nhớ ơn, gọi ngài là Thần Nông.
|
Câu 8. Ngoài Hà Nội, tỉnh nào sau đây cũng có tục thi thổi cơm?
Ngoài hội thi thổi cơm ở làng Thị Cấm (Hà Nội), làng Chuông (Hà Tây), làng Hành Thiện (Nam Định), Từ Trọng (Thanh Hóa) cũng có tục thi này.
|