Loại quả này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành, mà còn có thể sử dụng để làm thuốc. Phật thủ có thể làm trà, mứt, đều ngon và có tác dụng nhất định với cơ thể.
Phật thủ thắp hương mang ý nghĩa tâm linh. Nguồn: Sohu. |
Quả phật thủ có nhiều cánh múi chụm vào nhau như mười ngón tay Phật nên còn được gọi là bàn tay Phật, thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong mâm ngũ quả. Loại quả này có quanh năm, thuộc chi cam chanh.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại quả này tính ấm, vị cay nồng, tác dụng mát gan, điều khí, kiện tỳ và dạ dày, thường dùng chữa chứng khó tiêu, tức ngực, chướng bụng, nôn mửa và ho.
Nghiên cứu khoa học cho thấy các thành phần trong loại quả này giúp giảm hen suyễn, tiêu đờm, giảm bớt bệnh viêm phế quản và hen suyễn ở người già.
Ngoài ra, phật thủ còn chứa hesperidin, tác dụng chống viêm, chống virus và thường được dùng để ngăn ngừa cảm lạnh vào mùa đông và mùa xuân.
Bên cạnh đó, phần thịt của nó có thể dùng để nấu cháo, hầm xương. Vỏ phật thủ sau khi phơi khô có thể dùng để pha trà, pha cùng mật ong, hoặc làm mứt. Uống phật thủ mật ong giúp bổ khí, giảm đờm, hỗ trợ tiêu hóa.
Mùi hương từ tinh dầu của phật thủ không chỉ giúp tinh thần bạn trở nên sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ, mà còn hỗ trợ làm đẹp và chăm sóc da rất tốt.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.