Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công dụng ít biết của mật ong

Mật ong còn gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc.

Mật ong còn gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Mật ong quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng trong đời sống và y dược.

Mật ong chứa nhiều protid, Theo Y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc; quy vào các kinh phế, tỳ, đại tràng; có công năng giải độc, nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác, còn dùng để giải độc thuốc, trong đó có cả vị ô đầu, phụ tử.

Mật ong có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau: ho, nhiều đờm, ho khan, rát họng do viêm họng cấp mạn tính, viêm amidal... Táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột bị nê trệ do nhu động ruột giảm, đau thượng vị. Còn dùng mật ong trị tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh... Ngoài ra, mật ong còn được dùng như một phụ liệu quý để chế biến một số vị dược liệu cũng như có trong thành phần của nhiều chế phẩm Đông dược. 

Mật ong không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phòng chống nhiều bệnh.

Mật ong không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phòng chống nhiều bệnh.

Do có hai công năng chính là kiện tỳ và ích khí phế nên mật ong được sử dụng như một phụ liệu quý để chế biến các vị thuốc có tác dụng quy vào hai kinh tỳ và vị.
Để làm tăng tác dụng quy kinh tỳ của các vị thuốc như bạch truật, hoàng kỳ, người ta đem bạch truật hoặc hoàng kỳ thái phiến rồi tẩm mật ong theo tỷ lệ nhất định (thông thường cứ 1kg thuốc phiến khô dùng từ 2 - 2,5kg mật ong đã được pha loãng bằng một lượng nhất định nước sạch). Trộn đều mật ong với các phiến thuốc, ủ khoảng 1 giờ cho ngấm mật đều rồi sao vàng đến khi bên ngoài phiến thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, vị ngọt, đắng nhẹ, mùi đặc trưng (bạch truật) hoặc vị ngọt, mùi thơm đặc trưng của mật ong (hoàng kỳ). Như vậy, hoàng kỳ, bạch truật được dùng trong cổ phương Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ (chích mật ong) 200g, cam thảo 100g; đương quy, đảng sâm, bạch truật (chích mật ong), trần bì, thăng ma, sài hồ, mỗi vị 60g cùng với mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 15g. Có tác dụng điều bổ tỳ, vị, ích khí thăng dương; dùng trị tỳ vị hư nhược, trung khí hạ hãm, vô lực, kém ăn, phân hay sống, nát; các chứng sa giáng: sa dạ dày, tử cung, trĩ, lòi dom...

Để làm tăng tác dụng quy kinh phế của các vị thuốc như ma hoàng, tang bạch bì, tỳ bà diệp... cũng tiến hành chích mật ong với các vị thuốc này. Ví dụ, ma hoàng là vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, giảm ho, đờm, suyễn tức; dùng trong các chứng cảm mạo phong hàn, sốt cao, mồ hôi không ra được... Song một khi muốn sử dụng tác dụng giảm ho, bình suyễn của ma hoàng trong các trường hợp viêm phế quản mạn tính với các triệu chứng ho nhiều, đờm nhiều, khó thở, ma hoàng sẽ được chích với mật ong (theo cách đã giới thiệu ở trên). Khi chích với mật ong, sức làm ra mồ hôi của ma hoàng sẽ giảm đi và lại tăng tác dụng chỉ ho, bình suyễn

http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/cong-dung-it-biet-cua-mat-ong-20141120221446244.htm

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh/ Sức khỏe đời sống

Bạn có thể quan tâm