Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công nghệ thực tế ảo giúp mọi người đối diện với nỗi sợ như thế nào?

Công nghệ thực tế ảo không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị chứng rối loạn lo âu cho bệnh nhân mà còn giúp mọi người kiểm soát nỗi lo âu hàng ngày của mình.

Cô Linda Geddes đang trải nghiệm trò chơi VR dưới sự hướng dẫn của nghiên cứu viên. Ảnh: The Guardian.

Trong một tầng hầm u tối, cô Linda Geddes ngồi dán chặt người vào ghế, cố hết sức ngăn bản thân rơi vào cơn hoảng loạn bằng cách hít thở. Cô hít vào 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và từ từ thở ra 8 giây. Nhưng khi một con quái vật khát máu xuất hiện và bắt đầu bò về phía cô, tim cô đập thình thịch, cô biết mình đang sắp phải đối mặt với mối nguy hiểm chết người.

Cách kiểm soát nỗi sợ với trò chơi thực tế ảo

Theo The Guradian, công nghệ thực tế ảo (VR) mở ra một tương lai mới cho phương pháp điều trị chứng lo âu. Một trò chơi công nghệ thực tế ảo sẽ dạy mọi người cách thở để trở nên bình tĩnh hơn. Sau đó, trò chơi lại bắt bạn đối diện với một hình nhân quái dị đang lăm le ăn thịt bạn để giúp bạn áp dụng kỹ thuật thở vào tình huống gây hoảng sợ trong thực tế.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge kết hợp với Ninja Theory, công ty trò chơi điện tử địa phương, để tạo ra trò chơi. Thử nghiệm này giống như phương tiện dạy mọi người chiến lược đối phó với nỗi lo hàng ngày.

Đối với cô Linda Geddes, những thứ như nhận được yêu cầu viết bài cho The Guardian một cách bất ngờ hoặc cố gắng ra khỏi nhà với 2 đứa con trong khi cô vốn đã muộn giờ làm đều là mối lo âu thường nhật.

Lý do thử nghiệm này ra đời

Lucie Daniel-Watanabe, một nhà nghiên cứu tham gia thử nghiệm trò chơi, cho biết: “Chúng tôi đang coi sự lo lắng là điều mà hầu hết ai cũng phải trải qua thay vì cho rằng chỉ những người mắc chứng rối loạn lo âu mới phải đối mặt với các nỗi sợ".

Nhà nghiên cứu nói thêm họ cố gắng dạy các kỹ thuật điều chỉnh cảm xúc mà có thể hữu ích cho phần lớn mọi người vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

cong nghe thuc te ao anh 1

Cô Lucie Daniel-Watanabe, người phụ trách chính của nghiên cứu, cho biết cô muốn mọi người đều có thể học cách kiểm soát nỗi sợ hàng ngày thông qua VR. Ảnh: The Guardian.

Cô Lucie Daniel-Watanabe chia sẻ các nhà trị liệu thường yêu cầu mọi người học các kỹ thuật như kỹ thuật thở theo những cách bị động và nhàm chán. Sau đó, họ nói "Hãy thử làm thế này khi bạn đang căng thẳng".

Nhưng trong lúc trị liệu, mọi người không thể thử thực hành kỹ thuật được vì họ không hề căng thẳng khi ấy. VR cho phép nhà trị liệu điều khiển môi trường xung quanh của bệnh nhân, khiến họ phải sử dụng kỹ thuật mà họ vừa học.

Trải nghiệm thực tế với trò chơi VR

Cô Linda Geddes được gắn bộ tai nghe VR tại chỗ và thiết bị theo dõi nhịp tim vào ngón tay. Trong trò chơi, tôi được đưa lên một con thuyền. Một giọng nói êm dịu khuyến khích cô hít vào, giữ hơi và thở ra vào thời điểm thích hợp. Khi tôi cảm thấy ngày càng thư giãn và mạch tôi đập chậm lại, con thuyền nhẹ nhàng di chuyển về phía trước.

cong nghe thuc te ao anh 2

Phân cảnh đầu tiên mà người dùng trải nghiệm trong trò chơi VR. Ở giai đoạn này, mọi người được dạy cách thở để trở nên bình tĩnh. Ảnh: Đại học Cambridge.

Sau khoảng 5 phút, cô đã sẵn sàng để qua giai đoạn huấn luyện tiếp theo: cô di chuyển từ con thuyền sang ngục tối. Mặc dù cô biết đó chỉ là một trò chơi, bản chất nhập vai của VR khiến cô ngạc nhiên khi nghe thấy nhịp tim của mình đập thình thịch bên tai.

Ở góc trên cùng của tầm nhìn, một bảng chỉ số nhỏ cho cô biết tim mình đang đập nhanh hơn đáng kể so với lúc ở trên thuyền. Cô bắt đầu thở chậm lại và chỉ số cũng dần giảm đi. Ngay cả khi cô nghe thấy tiếng một bạn tù la hét và thấy một thi thể bị kéo ngược lại rồi biến mất khỏi tầm mắt, cô vẫn cố giữ nhịp thở ổn định.

Đột nhiên, con quái vật hốc hác, da xám xịt xuất hiện trước mặt cô. Nó bị bịt mắt và có nụ cười thật kinh khủng. Cô được các nhà nghiên cứu thông báo rằng quái vật không thể nhìn thấy cô, nhưng nó có thể sử dụng nhịp tim để cảm nhận vị trí của cô. Cách duy nhất để tránh cái chết là sử dụng kỹ thuật thư giãn để hạ nhịp tim.

Cô đã cố gắng hết sức nhưng con quái vật lại ở quá gần và nó quá khủng khiếp. Con quái vật nhảy lên người cô và màn hình chuyển sang màu đen. Cô Daniel-Watanabe nói với cô Geddes rằng nhà nghiên cứu cố tình đưa cô Geddes lên cấp độ khó hơn vì nhiều người tham gia thử nghiệm đều làm rất tốt trong việc tránh bị chết trong trò chơi VR.

cong nghe thuc te ao anh 3

Con quái vật khiến mọi người sợ hãi trong trò chơi VR. Ảnh: The Guardian.

Sự mới mẻ khi sử dụng VR trong điều trị

Việc tìm ra và xác thực các phương pháp tiếp cận VR đối với cá nhân và các nhóm đối tượng lớn hơn có thể mất thêm thời gian để nghiên cứu. Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận khác dựa trên VR đã được Dịch vụ Y tế Quốc gia (Anh) thử nghiệm.

Họ sử dụng VR để giúp những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội hoặc chứng sợ đám đông có thể thực hành trong các tình huống hàng ngày như ở ngoài đường hoặc trong cửa hàng, dưới sự hướng dẫn của nghiên cứu viên.

Hợp tác với một công ty trò chơi có thể đưa các phương pháp điều trị như vậy lên một tầm cao mới. Trò chơi hóa quy trình cũng có thể giúp thúc đẩy mọi người thực hành các kỹ thuật hữu ích, ví dụ các bài tập thở.

Cô Daniel-Watanabe nói điều này sẽ dễ dàng hơn là khuyến khích mọi người tự tạo động lực và tự giác sử dụng các kỹ thuật trong nhiều tình huống khó khăn.

Dù không bao giờ muốn thấy VR được sử dụng thay cho liệu pháp điều trị, cô cho biết: “VR là công cụ mà mọi người có thể sử dụng để học trước một số kỹ thuật cơ bản trong lúc đang chờ đợi được điều trị hành vi nhận thức".

Đối với cô Geddes, cô không muốn quay trở lại căn ngục tối tăm đó nữa nhưng cuộc đối đầu với quái vật nhắc nhở cô hãy thử thở chậm lại khi cảm thấy căng thẳng. Không gì có thể khiến cô hoảng loạn bằng con quái vật đó, kể cả khi thời hạn nộp bài viết đang tới sát đi chăng nữa.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong phẫu thuật thay khớp gối

Công nghệ thực tế ảo - “Mắt thần” Navigation Knee+ được Hệ thống BVĐK Tâm Anh đưa vào quy trình thay khớp gối, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả trong từng ca phẫu thuật.

Phương Hà

Bạn có thể quan tâm