Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công thức pha 8 loại nước chấm thỏa lòng dân sành ăn

Nước chấm chính là bí mật mang đến hương vị trọn vẹn cho nhiều món ăn. Lưu lại 8 công thức pha nước chấm ngon chuẩn vị sau, bạn sẽ dễ dàng ghi điểm khéo léo trong mắt mọi người.

cach pha nuoc cham anh 1

Nước chấm muối ớt xanh: Nguyên liệu: 2 quả chanh, 4-5 lá chanh, 5-10 gram ớt xanh (tùy độ cay để điều chỉnh lượng thích hợp), 10 gram muối, 30 gram đường cát trắng, 2-3 gram mì chính, 1 thìa canh sữa đặc, 2 thìa cà phê bột mù tạt. Cách làm: Chanh vắt lấy nước bỏ hạt, ớt và lá chanh thái nhỏ. Xay nhuyễn tất cả nguyên liệu bằng máy xay sinh tố. Nước chấm muối ớt xanh thường ăn với hải sản.

cach pha nuoc cham anh 2

Nước chấm mắm gừng: Nguyên liệu: 50 ml nước mắm, 1 quả chanh, 20 gram gừng củ tươi, 1-2 quả ớt tươi, 100 ml nước đun sôi để nguội, 20 gram đường cát trắng, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê mì chính. Cách làm: xay hoặc giã nhỏ gừng và ớt, vắt lấy nước cốt chanh. Cho vào bát nước mắm, nước đun sôi để nguội, đường, nước chanh và khuấy đều cho tan đường. Tiếp đến thêm gừng, ớt xay, hạt tiêu và trộn đều. Loại nước chấm quen thuộc này là "linh hồn" của nhiều món ngon như ốc luộc, ốc nhồi, vịt luộc, cháo vịt, gỏi vịt…

cach pha nuoc cham anh 3

Nước chấm Thái Lan: Nguyên liệu: 5 gram hành củ tím, 1 quả ớt, 5 gram tỏi, rau mùi, 100 ml nước đun sôi để nguội, 50 ml nước mắm, 50 ml nước cốt chanh, 5 gram đường cát trắng, 1/4 thìa hạt tiêu. Cách làm: Lột vỏ thái mỏng hành củ tím, băm nhỏ tỏi, ớt và rau mùi. Cho vào bát nước mắm, nước cốt chanh, đường cát trắng, nước đun sôi để nguội và khuấy đều. Sau đó cho tỏi, ớt, hành, rau mùi, hạt tiêu vào bát và trộn tất cả thành phần với nhau. Người Thái thường ăn thịt, cá với loại nước chấm này.

cach pha nuoc cham anh 4

Nước chấm cua, ghẹ: Nguyên liệu: 50 gram đường cát trắng, 50 gram tương ớt, 25 gram nước mắm, 10 gram tỏi, 50 gram dấm ăn, 15 gram quất, 3 lá chanh. Cách làm: Thái mỏng quất, băm nhỏ tỏi và thái sợi lá chanh. Cho đường, nước mắm, dấm, tương ớt vào bát và hoà tan các thành phần. Tiếp đến, cho thêm tỏi, quất thái mỏng, lá chanh và trộn đều.

cach pha nuoc cham anh 5

Nước mắm chua ngọt: Nguyên liệu: 1 thìa canh tỏi băm, 1/2 thìa canh ớt băm, 4 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường và 1 quả chanh. Cách làm: Cho tỏi, ớt và vắt thêm 1/2 quả chanh vào một bát riêng. Hoà đường với nước mắm và nước cho tan. Sau đó, đổ tỏi, ớt vào và nêm nếm độ chua ngọt một lần nữa cho vừa miệng. Tỏi nên băm khô và băm thật nhỏ, tránh dính nước sẽ luôn nổi lên trên. Nước mắm chua ngọt thông dụng cho đủ loại món ăn từ cơm tấm, gỏi cuốn đến thịt luộc, bún thịt nướng…

cach pha nuoc cham anh 6

Chẳm chéo: Nguyên liệu: 3-4 nhánh tỏi, 2 quả ớt khô (hoặc ớt bột khô), 2 thìa cà phê bột canh, 1/3 thìa cà phê bột ngọt, vài hạt mắc khén (không cho nhiều vì nước chấm sẽ bị đắng và hăng). Mắc khén phải được rang hoặc nướng sơ cho dậy mùi thơm. Cách làm: Tỏi, ớt khô nướng thật thơm, sau đó đổ vào cối với hạt mắc khén, bột canh, bột ngọt và giã cho nhuyễn mịn. Chẳm chéo khô thường dùng chấm thịt luộc, măng luộc, các loại rau củ quả luộc cũng như xôi và cá nướng.

cach pha nuoc cham anh 7

Nước chấm mắm me: Nguyên liệu: 50 gram me chua chín, 25 ml nước mắm, 200 ml nước lọc, 50 gram đường cát (hoặc đường thốt nốt), 20 gram tỏi, 1/2 thìa cà phê ớt bột khô (hoặc 1 quả ớt cay tươi). Cách làm: Me ngâm nước nóng cho mềm, rây lấy phần thịt me và bỏ hạt. Đun sôi đường, me, nước mắm, nước lọc... với lửa nhỏ cho sền sệt. Múc hỗn hợp mắm me ra bát, trộn thêm tỏi, ớt. Nước mắm me là loại nước chấm đặc trưng của miền Nam, được dùng cho các món nướng hoặc chiên giòn.

cach pha nuoc cham anh 8

Nước chấm xì dầu: Nguyên liệu: 100 ml xì dầu, 20 gram tỏi, 1/4 thìa cà phê ớt bột khô (hoặc 1 quả ớt tươi), 10 gram đường cát trắng, 10 gram dấm ăn, 5 gram mì chính, rau mùi, 10 gram vừng rang, 20 gram dầu mè. Cách làm: Tỏi, ớt, rau mùi băm nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu gồm xì dầu, đường, tỏi, ớt, mì chính, dấm ăn, rau mùi, vừng vào bát. Tiếp sau đun nóng dầu mè và đổ lên trên và trộn đều. Không chỉ vịt quay, nước chấm xì dầu đậm đà còn có thể được ăn cùng nhiều món khác như đồ nướng, ngan luộc, cá hấp, đậu phụ…

Công thức ướp và chế biến cá lù đù sốt xì dầu Cá lù đù sống phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới. Thịt cá chắc và ngọt, phần thân sau có mỡ béo rất bùi.

Ấm bụng ngày cuối đông với 5 hàng cháo nóng hổi ở Hà Nội

Thời tiết lành lạnh của những ngày cuối đông Hà Nội rất thích hợp cho bạn thưởng thức bát cháo nóng thơm ngon. Dưới đây là một số địa chỉ cháo hấp dẫn thực khách dành cho bạn.

Độc giả Tô Hưng Giang

Bạn có thể quan tâm