Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Covid-19 gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh viêm gan mạn tính

Nghiên cứu của nước Áo mới đây cho thấy khoảng 1/4 bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính và Covid-19 cùng lúc đã phát triển các dấu hiệu của suy gan ứ mật.

Ngoài ảnh hưởng đến phổi, Covid-19 còn có thể tấn công hệ thống gan. Ảnh: Centenary Institute.

Theo Managed Healthcare Executive, nhiều người thường coi SARS-CoV-2 là loại virus ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, gây suy hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, loại virus này cũng có thể tấn công hệ thống gan, tế bào thần kinh và đường ruột, gây ra tình trạng suy đa cơ quan, những trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tử vong.

Năm 2022, các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Vienna ở Áo đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu sự ảnh hưởng của Covid-19 đến gan. Qua đó, các bác sĩ phát hiện những bất thường về hóa học của gan xảy ra ở nhiều bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt những người bị bệnh nặng hoặc nhiễm virus nặng.

Họ cũng hiểu rằng những người mắc bệnh gan mạn tính phải đối mặt với nguy cơ mắc Covid-19 nặng sau khi bị nhiễm trùng và có tỷ lệ tử vong cao hơn, đặc biệt những người mắc bệnh gan mạn tính đang tiến triển.

Tác giả chính của nghiên cứu - bác sĩ y khoa Lukas Hartl - và các đồng nghiệp đã xem xét kết quả xét nghiệm gan bất thường ở những người mắc bệnh gan mạn tính sau khi xét nghiệm PCR dương tính với SARS-COV-2, bằng chứng về tổn thương tế bào gan và ứ mật ở gan. Ngoài ra, họ cũng xem xét kết quả lâm sàng và báo cáo kết quả trên tạp chí Hepatology.

Cụ thể, nghiên cứu bao gồm 496 bệnh nhân trưởng thành nhập viện vì Covid-19. Hầu hết bệnh nhân là nam giới với độ tuổi trung bình là 67,4 tuổi. Bên cạnh đó, một nhóm bệnh nhân viêm phổi nhập viện không phải do Covid-19 có cùng độ tuổi và mức độ bệnh gan cũng được sử dụng để so sánh.

Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính có lượng aminotransferase tăng cao trong quá trình mắc Covid-19, sau đó là sự tăng dần các thông số của tổn thương gan do ứ mật. Việc tăng aminotransferase trong máu có thể là dấu hiệu của viêm gan, xơ gan, bạch cầu đơn nhân hoặc các bệnh gan khác.

Mặc dù cuối cùng, aminotransferase đã trở lại mức bình thường đối với một số bệnh nhân, các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy sự gia tăng đều đặn về bằng chứng tổn thương gan do ứ mật, giảm hoặc ngừng lưu thông mật. Ứ mật có thể dẫn đến xơ gan và các bệnh khác về gan, từ đó dẫn đến ung thư gan giai đoạn cuối. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm in vitro đã chỉ ra SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm đến các tế bào đường mật.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra 31 bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính bị ứ mật nghiêm trọng, trong khi 15 bệnh nhân mắc bệnh gan từ trước đã phát triển các dấu hiệu của suy gan ứ mật. 10 bệnh nhân khác được chẩn đoán mắc bệnh viêm đường mật xơ cứng thứ phát (SSC) và một bệnh nhân bị viêm đường mật xơ cứng nguyên phát từ trước. Qua đó, cho thấy các dấu hiệu X-quang và xét nghiệm về bệnh của họ đã tiến triển sau khi bị mắc Covid-19.

"Khoảng 1/4 bệnh nhân mắc CLD (bệnh gan mạn tính) và Covid-19 đã phát triển các dấu hiệu xét nghiệm của suy gan ứ mật cũng như 15,4% được chẩn đoán mắc SSC. SSC thực sự xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân CLD bị nhiễm SARS-CoV-2 so với nhóm bệnh nhân mắc CLD và viêm phổi không phải do Covid-19 gây ra", ông Hartl nói.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Làm thế nào để ngăn chặn cúm gia cầm trở thành đại dịch?

Theo các chuyên gia, khả năng virus cúm gia cầm biến đổi và lây truyền từ loài chim sang người là mối lo ngại đáng kể khi nó có khả năng dẫn đến một đại dịch khác.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm