Theo truyền thống, mâm lễ vật cúng Tết Đoan ngọ bao gồm: hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả bánh trái có vị chua, cay, nóng. Trong đó, không thể thiếu món bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp, xôi, chè. Lễ vật cúng Tết Đoan ngọ sẽ có sự khác nhau theo vùng miền. |
Tết Đoan ngọ năm 2024, ngày 5/5 âm lịch nhằm vào thứ 2 ngày 10/6 dương lịch tức ngày Ất Tỵ, tháng Canh Ngọ, năm Giáp Thìn.
Theo quan niệm dân gian, các gia đình nên cúng Tết Đoan ngọ đúng vào giờ Nhâm Ngọ tức là từ 11-13h (giờ đẹp nhất). Ngoài ra, nếu không sắp xếp được thời gian, các gia đình có thể dâng lễ cúng vào giờ Canh Thìn 7-9h sáng. Hai khung giờ được coi là khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh.
Muộn hơn có giờ Quý Mùi từ 13h đến 15h.
Cuối cùng trong ngày là giờ Bính Tuất từ 19h đến 21h.
Theo quan niệm dân gian, gia chủ thường thắp hương theo số lẻ. Do đó, gia chủ có thể thắp 1, 3 nén tùy thuộc vào không gian thờ cúng.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.