Tại Kenya, chính phủ cùng các cơ quan quốc tế đang nỗ lực ngăn chặn bệnh dại trên hàng nghìn con chó sau nhiều năm để căn bệnh này hoành hành, đe dọa tới cuộc sống của người dân.
Bệnh dại gây ra cái chết cho khoảng 160 người mỗi ngày, trong đó chủ yếu là trẻ em. Chó chính là nguyên nhân khiến căn bệnh này phổ biến, đe dọa tới sinh mạng của hàng nghìn người. Ảnh chụp Stephen Muli cùng con chó mang tên Tiger tại Kenya, một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh dại cao nhất thế giới. Muli từng bị nhiễm bệnh dại do bị chó cắn khi đang trên đường đi học về. Nhờ quá trình điều trị đắt đỏ, cậu đã qua khỏi. Ảnh: Guilhem Alandry.
Người dân Kenya nuôi chó trong nhà nhưng ít được trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh dại. Trong khi đó, 95% nạn nhân tử vong do căn bệnh này đến từ châu Phi và châu Á. Tiêm vắc xin được coi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại. Ảnh: Guilhem Alandry.
So với việc phòng tránh và điều trị cho người nhiễm bệnh với chi phí lên tới 75 USD, tiêm vắc xin cho chó có chi phí rẻ hơn rất nhiều. Ở vùng Makueni, Kenya, thống kê cho thấy có khoảng 300 vụ chó cắn hàng tháng. Ảnh: Guilhem Alandry.
Chó hoang trở từng là nỗi sợ hãi của trẻ em Kenya. Sau khi bị chó cắn, nạn nhân phải tiêm phòng ngay lập tức, trước khi các biểu hiện nhiễm bệnh xuất hiện. Gần đây, chính phủ Kenya, với sự hỗ trợ từ nước ngoài, đã triển khai hàng loạt chiến dịch tiêm phòng bệnh dại cho hàng nghìn con chó tại những vùng bị bệnh dại tấn công trong nhiều năm qua. Ảnh: Guilhem Alandry.
Sau khi chó được tiêm vắc xin dại, chủ nhân của chúng sẽ nhận được giấy chứng nhận. Ảnh: Guilhem Alandry.
Đa phần người dân Kenya nuôi chó với mục đích canh giữ nhà cửa, tài sản. Ở Makueni, cứ 8 con chó thì có 7 con dương tính với bệnh dại. Ảnh chụp bác sĩ Ogonji Humphrey, một trong những thành viên tham gia chương trình tiêm vắc xin phòng dại tại Kenya. Ảnh: Guilhem Alandry.
Chó hoang cũng sẽ được tiêm phòng cẩn thận. Thực tế, chó hoang là nguy cơ gây ra bệnh dại cao nhất, bởi chúng không được nuôi nhốt đầy đủ, có thể cắn người bất cứ khi nào. Ảnh: Getty.
Sau khi tiêm, những con chó hoang được đánh dấu bằng vệt sơn màu xanh trên trán. Ảnh: Getty.
Các nhà khoa học đối mặt với cái nóng như thiêu đốt, các loại khí độc hại và các hồ nước nóng đậm đặc axit ở lòng chảo Danakil nhằm tìm ra sự sống ở khu vực khắc nghiệt này.