Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cuộc chiến' với thần chết của người giàu

Do bệnh tật của bản thân hoặc cái chết của người thân, các nhà đầu tư giàu có đang đặt cược cả gia tài vào công nghệ sinh học với hy vọng có thể sống khỏe và thọ hơn.

Triệu phú U50 Bryan Johnson cố gắng trở về tuổi 18. Ảnh: Rolling Stone.

Maximilian Winter bị bệnh nhưng các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân, theo Business Insider.

Winter, lúc đó 23 tuổi, đang là sinh viên kỹ thuật ở Santa Barbara (California, Mỹ) phải vật lộn với hội chứng sương mù não và luôn cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi anh ngủ 10 giờ/đêm trong suốt một tuần.

Anh được chẩn đoán mắc bệnh Lyme sau khi gặp 5 bác sĩ. Phải mất hai năm chữa trị, Winter mới bình phục hoàn toàn. Sau đợt điều trị bằng kháng sinh đầu tiên, anh đã thay đổi chế độ ăn uống và thói quen ngủ nghỉ, bắt đầu thiền định và sử dụng buồng oxy cao áp, lọc máu và xông hơi bằng tia hồng ngoại.

Winter không chắc đâu là phương pháp giúp anh khỏi bệnh. Anh có đủ khả năng chi trả cho những đợt điều trị này nhờ khối tài sản của gia đình, nhà cung cấp phụ tùng ôtô Fritz Winter của Đức.

Đến năm 2018, Winter quyết định đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống. Mục tiêu ban đầu là tìm cách giúp phát triển các phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh Lyme, nhưng anh lại bị thu hút bởi các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu (deeptech) tìm cách in 3D các bộ phận cơ thể và sử dụng AI để phát triển thuốc. Anh đã đầu tư hơn 20 triệu USD kể từ năm 2021.

Winter, hiện 34 tuổi, nói: "Người ta nói rằng doanh nhân là những người tự giải quyết vấn đề của chính họ, nhưng cũng là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Tôi nghĩ điều đó đúng với tôi".

Mục tiêu không chỉ đơn giản là thoát chết

Winter chỉ là một trong rất nhiều người thừa kế, doanh nhân, người giàu đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe để theo đuổi cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh hơn. Theo công ty đầu tư mạo hiểm Longevity Tech Fund, các công ty khởi nghiệp trong ngành này đã thu hút hơn 5,2 tỷ USD đầu tư toàn cầu vào năm 2022.

Các tỷ phú như Peter Thiel đang ủng hộ nỗ lực đẩy lùi quá trình lão hóa ở cấp độ tế bào. Trong khi đó, câu chuyện của Bryan Johnson, triệu phú U50 cố gắng trẻ khỏe nhưng người 18 tuổi bằng hàng loạt cách thức, đang gây chú ý trên mạng xã hội.

chong lao hoa anh 1

Maximilian Winter là người thừa kế thế hệ thứ bảy và là nhà đầu tư lâu năm. Ảnh: Andres Hernandez Studio.

Nhưng đối với nhiều nhà đầu tư như Winter, mục tiêu không phải chỉ là thoát chết. Do bệnh tật của chính mình hoặc cái chết của người thân, những người này không chỉ muốn kéo dài tuổi thọ, mà quan trọng hơn là kéo dài tuổi thọ sức khỏe (health span), tức thời gian sống khỏe mà không mắc các bệnh mạn tính hoặc các bệnh liên quan đến tuổi tác.

Winter cho rằng tuổi thọ sức khỏe 90-120 tuổi là "khá hợp lý" xét đến tốc độ tiến bộ của y học. Tuy nhiên, anh hoài nghi quan điểm ​​cho rằng những khám phá khoa học có thể vượt qua quá trình lão hóa để giúp con người trở nên bất tử.

Theo Winter, cải thiện khả năng phát hiện và ngăn ngừa các bệnh như ung thư và những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khác sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi về tuổi thọ và sức khỏe. Tuy nhiên, anh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các công ty tiềm năng để đầu tư vì hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện vẫn coi trọng điều trị hơn là ngăn ngừa bệnh tật.

Rủi ro và tốn kém

Các nhà đầu tư lâu năm phải đối mặt với hàng loạt thách thức khác. Đầu tư vào công nghệ sinh học ban đầu rất rủi ro và tốn kém ngay cả đối với người giàu. Việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, liệu pháp mới không hề rẻ.

Những kẻ lừa đảo cũng hoạt động rất sôi nổi trong ngành công nghiệp tuổi thọ và các nhà đầu tư giàu có là mục tiêu hấp dẫn.

Peter Fioretti, doanh nhân bất động sản và là thành viên của R360 (câu lạc bộ dành cho những người có tài sản ít nhất 100 triệu USD), rất hứng thú với câu chuyện tuổi thọ. 6 năm trước, ông đã đến gặp hơn 10 bác sĩ để được đánh giá kỹ lưỡng về sức khỏe tim mạch và được chẩn đoán tắc nghẽn động mạch. Người đàn ông 64 tuổi này nói với Business Insider vào tháng 3 năm ngoái rằng nhờ chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thực phẩm bổ sung, ông có "tuổi tim mạch" chỉ khoảng 47.

Nhưng người đam mê chống lão hóa này lại thận trọng trong việc đầu tư, đã đặt cược một số khoản vào nghiên cứu tế bào gốc và ứng dụng theo dõi quá trình tập luyện của người dùng để đưa ra lời khuyên dinh dưỡng. Câu lạc bộ của Fioretti, R360, không tư vấn về đầu tư, nhưng có một nhóm thẩm định nội bộ để kiểm tra lý lịch, xác minh các hoạt động tiếp thị.

Ông nói về cơ hội trong ngành công nghệ sinh học: "Thật khó để đánh giá. Nó rất khó đoán và các rào cản pháp lý thường tạo ra những bất ngờ chẳng ai mong muốn".

chong lao hoa anh 2

Eric Becker, người đồng sáng lập Cresset, đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sau khi con gái qua đời vì bệnh bạch cầu. Ảnh: Cresset.

Eric Becker, đồng sáng lập của công ty quản lý tài sản Cresset, cùng hai con trai của ông đã thành lập một văn phòng gia đình và chọn Blue Zone Foods làm khoản đầu tư đầu tiên. Công ty khởi nghiệp về thực phẩm chế biến sẵn này sử dụng các công thức nấu ăn từ cái gọi là "vùng xanh" (blue zones) dành cho những người sống thọ.

Đối với Becker, người có con gái qua đời vì bệnh bạch cầu ở tuổi 21, tuổi thọ không phải là chủ đề trừu tượng.

"Triết lý của tôi là không hối tiếc và giảm thiểu sự hối tiếc. Chúng tôi chỉ làm những việc có thể, lành mạnh, hiệu quả và cố gắng hết sức", ông nói.

Vợ chồng Becker cùng con trai, con dâu của họ là thành viên của "100+ Experience" thuộc Viện Tuổi thọ Con người, một chương trình y học trợ giúp bao gồm thử nghiệm rộng rãi để dự đoán nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác trong tương lai.

Ông thường nghe những lời khuyên về cách sống lành mạnh hơn, đặc biệt là kiểm soát khẩu phần ăn và giấc ngủ. Nhưng lời khuyên yêu thích nhất của Becker lại đến từ bạn trai của mẹ ông, người vừa bước sang tuổi 100: Hãy uống một ly Johnny Walker mỗi ngày vào lúc 18h!

"Đó là cách dễ nhất để tuân thủ", ông châm biếm.

Các tỷ phú đều đang thua lỗ trong lĩnh vực này

Tạp chí Time, The Washington Post và The Los Angeles Times - thuộc sở hữu của tỷ phú Marc Benioff, Jeff Bezos và Patrick Soon-Shiong - đều đang thua lỗ.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm