Kinh đô thời trang của thế giới Paris (Pháp) sẽ là nơi diễn ra Olympic 2024. Trước thềm khai mạc Thế vận hội, các quốc gia đã hé lộ những bộ đồng phục được thiết kế tỉ mỉ, mang đậm dấu ấn nước nhà, hứa hẹn mãn nhãn người hâm mộ thời trang bên lề đường đua thể thao. Dưới đây là 10 bộ trang phục đẹp nhất theo SCMP. Ảnh minh họa: @ralphlauren/IG. |
Bộ trang phục của nước chủ nhà Pháp được thiết kế bởi Stephane Ashpool, huyền thoại thời trang đường phố, đã nhận được nhiều sự mong đợi và yêu thích từ người dân Paris. Ra mắt tại Tuần lễ Thời trang Paris, bộ sưu tập được Ashpool định hướng theo phong cách "sang trọng, thanh lịch và tươi sáng". Với 150.000 mẫu vải khác nhau, bộ trang phục của đội tuyển Pháp được đánh giá là đa dạng nhất trong số các quốc gia tham dự. Được mệnh danh là "bộ đồng phục uyển chuyển nhất" của Thế vận hội, trang phục của đội tuyển Pháp nổi bật với sắc trắng ngà cùng dải màu chuyển sắc tượng trưng cho quốc kỳ Pháp. Ảnh: @equipefra/IG. |
Bộ trang phục của Hàn Quốc được đánh giá là một trong những thiết kế tinh tế nhất tại Thế vận hội Paris, với sự cải tiến của Musinsa Standard từ bộ suit xanh quyền lực. Lớp vải lót bên trong áo khoác có khả năng làm mát, giúp giảm bớt sự khó chịu của thời tiết mùa hè. Màu xanh và trắng, hai màu truyền thống của Hàn Quốc thường thấy trên đồ gốm sứ, được sử dụng làm điểm nhấn cho trang phục. Chiếc thắt lưng trên áo blazer thể hiện sự tôn vinh phong cách thời trang những năm 1980, 1990 đang thịnh hành hiện nay. Ảnh:@musinsa_standard/IG. |
Trước biến động chính trị tại quê nhà, nhà thiết kế gốc Haiti-Italy Stella Jean mang đến thông điệp mạnh mẽ về lịch sử và văn hóa Haiti qua đồng phục Olympic năm nay. Trang phục là bức tranh nghệ thuật sống động tái hiện những giá trị truyền thống của Haiti bằng những gam màu rực rỡ. Nổi bật trên váy của nữ vận động viên là những bức tranh của danh họa Philippe Dodard, kết hợp cùng áo sơ mi chambray xanh nhạt và áo blazer không tay. Trang phục nam cũng sử dụng họa tiết từ tranh của Dodard, xuất hiện trên quần dài, đi kèm áo khoác dã chiến, áo sơ mi kẻ sọc và khăn quàng cổ. Ảnh: @stellajean_sj_/IG. |
Thương hiệu Lululemon đến từ Vancouver (Canada) đã được chọn làm nhà cung cấp trang phục chính thức cho đoàn thể thao Canada tại Thế vận hội Paris. Lululemon đã hợp tác với 19 vận động viên để thiết kế nên những bộ trang phục đáp ứng mọi nhu cầu của các vận động viên Olympic. Bộ trang phục bao gồm áo khoác bomber đỏ, quần short/dài đỏ và áo thun ngắn tay đỏ. Được thiết kế với khả năng co giãn 4 chiều, có túi, công nghệ SenseKnit và sợi vải thấm hút mồ hôi, trang phục đảm bảo sự thoải mái tối đa cho các vận động viên trong thời tiết Paris. Ảnh: Lululemon. |
Bộ trang phục của đội tuyển Mông Cổ đã gây sốt trên mạng xã hội trong tuần qua. Được thiết kế bởi hai chị em Michel và Amazonka, những chiếc áo choàng rộng, áo vest và mũ hình nón tinh xảo đã tạo nên một dấu ấn khó phai trong lịch sử thời trang Olympic. Các nhà thiết kế đã kết hợp các biểu tượng Olympic và quốc gia trong họa tiết thêu vàng. Thiết kế được lấy cảm hứng từ Deel, trang phục truyền thống của Mông Cổ, nổi tiếng với kiểu dáng kaftan có đai và cổ áo. Ảnh: @nima_pht/IG. |
Ralph Lauren tiếp tục đánh dấu sự hợp tác lâu dài với đội tuyển Mỹ khi thiết kế bộ trang phục thứ 9 liên tiếp cho Thế vận hội. Lần này, thương hiệu mang đến áo blazer xanh navy và quần jeans xanh cổ điển, trang phục trang trọng đồng thời vẫn giúp vận động viên thoải mái. Áo khoác blazer được nhấn nhá bằng các sọc đỏ và trắng dọc theo viền và cổ tay áo, trong khi quần tây, cà vạt, giày và thắt lưng tự hào với thương hiệu "Team USA". Ảnh: @ralphlauren/IG. |
Hướng tới một kỳ Thế vận hội "xanh" nhất từ trước đến nay, đồng phục của đội tuyển Tây Ban Nha được làm từ vải hiệu suất cao bao gồm polyester tái chế và cotton hữu cơ. Joma, được chọn là nhà cung cấp trang phục Olympic cho Tây Ban Nha từ năm 2015, lấy cảm hứng thiết kế từ hoa cẩm chướng, quốc hoa của đất nước. Màu đỏ và vàng, hai màu chủ đạo trên quốc kỳ Tây Ban Nha, được sử dụng làm điểm nhấn cho bộ trang phục. Ảnh: Joma. |
Bộ trang phục của đội tuyển Cộng hòa Séc tại Thế vận hội Paris là một trong những thiết kế gây tranh cãi. Những mảng màu trên trang phục gợi liên tưởng đến Vladimir Boudnik, họa sĩnổi tiếng người Séc sinh năm 1924, cũng là lần cuối cùng Thế vận hội được tổ chức tại thủ đô nước Pháp. Jiri Kejval, Chủ tịch Ủy ban Olympic Séc, mong muốn một thiết kế thu hút sự chú ý và tạo tiếng vang cho thế hệ trẻ của đất nước. Trang phục cho các vận động viên là những chiếc áo khoác kết hợp giữa áo mưa của Séc và áo trench coat của Pháp, mang đến phong cách phi giới tính, phù hợp mọi dáng người. Ảnh: Prague Morning. |
Đoàn thể thao Hà Lan sẽ diện những bộ trang phục do The New Originals thiết kế, thể hiện tinh thần đặc trưng của thương hiệu đến từ thủ đô Amsterdam. Đặc biệt, trong bộ môn Breaking lần đầu tiên được đưa vào Thế vận hội, 3 thành viên của đội tuyển nhảy Hà Lan sẽ trình diễn trong trang phục biểu diễn ngay từ đầu Thế vận hội. Trang phục được lấy cảm hứng từ những bộ tracksuit thập niên 1980, kết hợp giữa màu sắc quốc kỳ và sắc cam đặc trưng của đội tuyển bóng đá quốc gia. Ảnh: @mennovangorp/IG, @theneworiginals.eu/IG. |
Trang phục của đoàn thể thao Philippines được thiết kế bởi nhà thiết kế Francis Libiran. Trang phục được làm từ vải pina-jusi, nổi bật với dải lụa organdie có thể tháo rời được trang trí bằng họa tiết tia nắng mặt trời và các chiến binh thêu ở ngực. Ảnh: @olympic.ph/IG, PhilSTAR Life/FB. |
Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn
Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.