Điều phối viên Trung tâm cấp cứu 115 trấn an và hướng dẫn sơ cứu người bệnh qua điện thoại. |
Trong ca trực Tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115, điều dưỡng Hoàng Thi Thơ nhận cuộc gọi từ nữ du khách người nước ngoài, cho biết cô bị kẹt trong nhà vệ sinh hơn 30 phút tại một khách sạn không rõ địa chỉ cụ thể.
Xung quanh khu vực nạn nhân đang đứng không có ai để nhờ hỗ trợ. Giọng nói người phụ nữ lộ rõ vẻ lo lắng, hoảng loạn, vang lên trong không gian hẹp.
Điều dưỡng Thơ nhanh chóng trấn an, hỏi thăm tình trạng sức khỏe của nữ du khách và khai thác thêm được vị trí của người phụ nữ ở khu vực quận 1.
Bác sĩ Đồng Ngọc Hiền, trưởng kíp trực, tiếp tục hỗ trợ người phụ nữ, biết được được tên của khách sạn người này đang lưu trú. Tìm trên bản đồ, điều phối viên gọi tới hotline nhà nghỉ, thông báo có trường hợp đang bị mắc kẹt trong nhà vệ sinh nhờ giải cứu.
Nhân viên khách sạn ghi nhận lại trường hợp trên và cho biết trên địa bàn quận 1 có đến 3 chi nhánh nên sẽ thông báo ngay cho từng nơi.
Trong lúc đợi giải cứu, bác sĩ Hiền liên tục gọi kết nối để trấn an nạn nhân. Nhờ sự phối hợp giữa nhân viên 115 và khách sạn, nữ du khách đã được giải cứu ra ngoài sau 15 phút.
Cảm kích trước sự hỗ trợ của Trung tâm Cấp cứu 115, nữ du khách đã gửi thư đến Sở Y tế TP.HCM để bày tỏ sự biết ơn và khen ngợi về thái độ bình tĩnh và giao tiếp chuyên nghiệp của lực lượng cấp cứu 115.
Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM điều phối cấp cứu qua bản đồ. |
Theo đề án phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện theo hướng chuyên nghiệp đến năm 2030, Tổng đài 115 từng bước nâng cấp thành Cổng tiếp nhận và điều phối cấp cứu 115 với lực lượng điều phối viên chuyên nghiệp, sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng lực cấp cứu ngoại viện, đáp ứng thêm nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Qua trường hợp trên thấy rõ công nghệ tự động định vị số điện thoại người gọi hoặc phần mềm giúp giao tiếp bằng tiếng Anh thật sự rất cần thiết.
TP.HCM là đô thị đặc biệt, thu hút rất nhiều du khách quốc tế. Việc phổ biến đầu số khẩn cấp như 113-114-115 tại các khách sạn, khu du lịch, khu vực công cộng là cần thiết để đảm bảo an toàn cho mọi người đến du lịch, làm việc, sinh sống.
Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý