Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống bí mật của giới xã hội đen ở Nhật Bản

Một số băng đảng yakuza ở Nhật Bản thành lập những công ty hợp pháp, song họ luôn tìm kẽ hở của pháp luật để thực hiện các hành vi như tống tiền, bảo kê, tổ chức đánh bạc.

Xa hoi den anh 1
Kenichi Shinoda (người độ mũ, đeo kính), thủ lĩnh băng đảng Yamaguchi-gumi, đi cùng các thuộc hạ sau khi ông ta mãn hạn tù vào năm 2011. Yamaguchi-gumi là tổ chức yakuza lâu đời và lớn nhất ở Nhật Bản hiện nay. Ra đời vào năm 1915, họ vừa tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm "ngày sinh" của tổ chức trong năm ngoái. Ảnh: Getty.
Xa hoi den anh 2
Hàng chục cảnh sát lục soát trụ sở của tổ chức Yamaken-gumi tại thành phố Kobe, Nhật Bản hôm 9/9/2015. CNN dẫn số liệu thống kê của Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản vào năm 2015 cho hay, 21 nhóm yakuza đang hoạt động ở xứ sở hoa anh đào với tổng số hơn 53.000 thành viên, trong đó số thành viên của Yamaguchi-gumi vào khoảng 23.400. Tuy nhiên, Daily Mail cho rằng số thành viên yakuza có thể lên tới 100.000.  Ảnh: Getty.
Xa hoi den anh 3
Yakuza nổi tiếng bởi sự tuân thủ kỷ luật tuyệt đối và lòng trung thành cao độ đối với thủ lĩnh. Họ không tồn tại ngoài vòng pháp luật, mà có quyền đăng ký kinh doanh, lập trụ sở và nộp thuế. Chính phủ giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức yakuza để hạn chế những hoạt động phi pháp của họ. Kazuo Taoka, thủ lĩnh đời thứ ba của Yamaguchi-gumi, từng nói với thuộc hạ: "Hãy tìm một công việc thực sự để làm". Ảnh: Anton Kusters.
Xa hoi den anh 4
Những hoạt động kiếm tiền chủ yếu của yakuza thời nay bao gồm tổ chức đánh bạc, kinh doanh giải trí và tài chính, bảo kê, tống tiền, đầu tư bất động sản, xây dựng, cung ứng nhân lực. Các tổ chức xã hội đen ở Nhật Bản sở hữu khá nhiều công ty xây dựng và cũng can thiệp cả vào chính trị. Ảnh: Anton Kusters.
Xa hoi den anh 5
Đám tang ông Icho Ito, thị trưởng thành phố Nagasaki hôm 18/4/2007. Một kẻ thuộc tổ chức Yamaguchi-gumi bắn chết Ito. Ảnh: Getty.
Xa hoi den anh 6
3 nhân vật trong ảnh là nhóm ra mọi quyết định trong một tổ chức xã hội đen ở Nhật Bản. "Oyabun" (cha nuôi) hay "kumicho" (chủ gia đình) lãnh đạo một tổ chức yakuza. Những người gia nhập tổ chức là "kobun" (con nuôi). Ảnh: Anton Kusters.
Xa hoi den anh 7
Những ứng cử viên tiềm năng của một tổ chức yakuza tập luyên kỹ năng chiến đấu và học thiền trên một bãi biển. Ảnh: Anton Kusters.
Xa hoi den anh 8
Buổi tập cận chiến bằng tay không của các thành viên mới. Thành viên của yakuza có xu hướng xuất thân từ những gia đình thấp kém trong xã hội, đặc biệt là những gia đình di cư từ bán đảo Triều Tiên từ thời chiến tranh. 

 

Ảnh: Anton Kusters.

 

Xa hoi den anh 9
"Ane-san" là biệt danh của những phụ nữ trong thế giới xã hội đen ở Nhật Bản. Họ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số thành viên của mỗi băng nhóm. Ảnh: Anton Kusters.
Xa hoi den anh 10
Hàng trăm thành viên yakuza tham dự đám tang của thủ lĩnh tại thành phố Kobe, Nhật Bản. Ảnh: Getty.
Xa hoi den anh 11
Ngày nay yakuza sử dụng "mỹ nhân kế" nhằm thu thập những thông tin bí mật của các công ty, tổ chức. Họ chiêu mộ những nam thanh, nữ tú rồi hỗ trợ những người này tiếp cận doanh nhân, chính trị gia, các nhân vật nổi tiếng để khai thác thông tin nhạy cảm. Sau khi nắm thông tin bí mật, yakuza sẽ tống tiền các công ty, tổ chức liên quan. Ảnh: Anton Kusters.
Xa hoi den anh 12
Các thành viên yakuza thường gặp nhau trong nhà tắm công cộng mỗi khi cần thảo luận. Bằng cách này, họ có thể đảm bảo an toàn tính mạng vì tất cả mọi người đều không thể mang vũ khí. Ảnh: Anton Kusters.

Nỗi khổ của người không nộp tiền bảo kê cho mafia

55 trong tổng số 60 nhân viên của Gaetano bị thôi việc, còn các ngân hàng địa phương đóng tài khoản của ông, trong khi các khách hàng ngừng hợp tác.


Quân Vũ

Bạn có thể quan tâm