Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống của du học sinh Việt ở nơi lạnh nhất thế giới

Tại thành phố Irkutsk, Nga, một năm có tới 8 tháng mùa đông, nhiệt độ nhiều khi ở mức âm 40 độ C. Tuyết trắng phủ kín nhà cửa, trường học. Sông hồ luôn trong tình trạng đóng băng.

Thành phố Irkutsk nằm ở phía Đông Siberia. Vào các tháng mùa đông, nhiệt độ có khi âm 40 độ C và được xem là một trong những nơi lạnh nhất thế giới. Tại đây, khoảng 200 sinh viên Việt Nam đang học tập. Thời tiết lạnh giá ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của các bạn.

Trường Đinh (sinh viên Đại học Tổng hợp Irkutsk) cho biết, mùa đông thường bắt đầu vào cuối tháng 9, kéo dài đến tháng 5 năm sau. Cá biệt những năm giữa tháng 6 vẫn còn tuyết rơi. Thành phố bị phủ bởi lớp băng tuyết dày. Tất cả nhà cửa, trường học, cây cối, đường đi, xe cộ bị lấp trắng xóa bởi tuyết.

Trượt tuyết - môn thể thao ưa thích của du học sinh Việt vào mùa đông

. Ảnh: NVCC.

Trường Đinh kể: "Giờ học ở Nga thường bắt đầu vào 7h30, khi mặt trời còn chưa xuất hiện. Gió lạnh và tuyết vẫn rơi, đường đi học lúc nào cũng tối om và trơn trượt, không cẩn thận là ngã ngay”.

Đối với các bạn nữ, con đường đến trường còn khó khăn hơn nhiều lần. Tuyết Chinh (sinh viên năm thứ nhất Đại học Tổng hợp Irkutsk) chia sẻ: “Mình sợ nhất phải đi chợ mua thực phẩm vào mùa đông. Đường xa, thời tiết lạnh, con gái lại không đủ sức khuân vác đồ. Chúng mình thường phải mua nhiều thức ăn để dự trữ trong nhà”.

Mỗi lần đi chợ, các bạn du học sinh chia thành tốp vài người. Nhóm mua rau, mua thịt, nhóm mua đồ khô, “tổng động viên” tất cả mọi người cùng đi một lần, rồi về chia nhau.

“Những lúc như thế lại nhớ bữa cơm tươi ngon ở nhà với bố mẹ hơn bao giờ hết”, Tuyết Chinh kể.

Du học sinh Việt t

ại thành phố Irkutsk

. Ảnh: NVCC.

Sức khỏe yếu hơn vì thời tiết lạnh giá

Mùa đông kéo dài cùng thời tiết khắc nghiệt, du học sinh rất dễ mắc các bệnh về ngoài da, hô hấp, xương khớp. Việc di chuyển ở đây chủ yếu bằng xe bus, tàu điện hoặc đi bộ. Nếu phải đi bộ lâu, nhiều người dễ cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, da toàn thân luôn khô, bong tróc, ửng đỏ. “Bỏng lạnh” là bệnh mà các bạn mắc nhiều nhất. Ngoài ra, bệnh lây nhiễm như sởi, phỏng dạ... cũng rất “quen mặt”.

“Ai sang đây học mà bị xoang, đau khớp thì không chịu được thời tiết này đâu” - Trung Kiên (sinh viên khoa Dầu Khí, Đại học Tổng hợp Irkuts) cho biết - “Rất nhiều anh, chị khóa trên phải bỏ dở việc học về nước vì bị bệnh. Điều trị tại bệnh viện ở đây rất đắt”.

Các bệnh viện ở Nga thường nằm xa trung tâm thành phố. Bệnh nhân bị cách ly hoàn toàn. Ăn uống, tiêm thuốc, chữa khám, tất cả đều được các bác sĩ, y tá chăm sóc.

“Thế nhưng khẩu phần ăn cho bệnh nhân ở Nga rất khác. Chỉ được ăn súp, cháo loãng, bánh mì đen... Người Việt không quen, không chịu được. Mùa đông năm thứ hai sang đây, mình bị sởi, sau 2 tuần nằm viện sụt 6 kg”.

Nhiều môn thể thao lý thú

Thế nhưng, các du học sinh Việt ở thành phố Irkutsk lại có những niềm vui mà ít ở đâu có được. Những môn thể thao mùa đông ở đây rất phát triển, như trượt tuyết, trượt băng, leo núi.

Phạm Trung (sinh viên trường Kinh tế và Luật Baikal) khoe: “Mùa đông, mình thích đi trượt tuyết. Môn này ở Việt Nam khó kiếm được chỗ chơi lắm, trong khi ở đây thì rẻ vô cùng”.

Những hoạt động như leo núi, đi bộ trên băng, câu cá trên băng, cắm trại ngoài trời tuyết… cũng rất thu hút sinh viên Việt. Là thành viên của câu lạc bộ leo núi của thành phố, Đinh Trường năm nào cũng vài lần “xách ba lô lên và leo”. Vừa rồi, cậu đã chinh phục đỉnh Mönkh Saridag nằm trên đường biên giới giữa Nga và Mông Cổ.

Trường chia sẻ: “Tớ đi đợt này liên tục 8 ngày. Sáng đục băng lấy nước nấu ăn. Ngày hành quân trung bình 10 tiếng. Nắng trên đầu thì cháy lột da, băng tuyết dưới chân buốt cóng. Cuối cùng, tớ cũng đã mang được cờ đỏ sao vàng lên đỉnh quanh năm tuyết trắng này rồi”.

Ngày lễ Hiển Linh (19/1 vừa qua), ngày "nhúng mình trong nước", các sinh viên Việt Nam cũng tham gia cùng người dân bản xứ. Mọi người đục một khoảng băng to để lấy nước, sau đó ngâm mình vào nước 3 lần.

Ngâm mình trong nước đá trong ngày lạnh

. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Văn Hải, sinh viên năm thứ ba Đại học Tổng hợp Irkutsk, hào hứng: “Đây là dịp cực kỳ thú vị dành cho những ai muốn thử thách bản thân. Hôm đó, nhiệt độ âm 36 độ C. Cởi áo ngoài trời trong thời tiết này đã khó rồi, chạm vào nước cũng chả ai dám, còn tắm mình trong nước đá thì đúng là kinh khủng. Tuy nhiên, đây là một tục lệ rất ý nghĩa và đáng thử nếu bạn ở Nga. Đó cũng là cơ hội thử thách giới hạn của chính mình”.

Những kiểu chống rét khi đưa trẻ đến trường

Trong ngày đầu của đợt rét được dự báo là kỷ lục tại phía bắc, học sinh được người lớn trang bị áo ấm, mũ, thậm chí che chắn gió bằng hệ thống khung nhôm kính trên xe máy.



Ngân Giang

Cựu sinh viên ĐH Tổng hợp Irkuts, Nga

Bạn có thể quan tâm