Đó là một số phát hiện đáng chú ý từ báo cáo của tập đoàn ngân hàng tư nhân Julius Baer Group Ltd. về lối sống xa xỉ được công bố gần đây, theo Bloomberg.
Trong đó, nội dung cho thấy một phần lý do phát triển của khu vực này là sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19. Ngược lại, châu Mỹ có mức sống phải chăng nhất do sự sụt giá của USD, CAD và đồng tiền Mỹ Latinh.
Rajesh Manwani, trưởng bộ phận thị trường và các giải pháp quản lý tài sản ở châu Á - Thái Bình Dương của Julius Baer, cho biết các thành phố châu Á đắt đỏ hơn một phần vì Covid-19 không ảnh hưởng nặng nề như ở những nơi khác trong bảng xếp hạng. Vì vậy, các hoạt động ở đây diễn ra bình thường hơn.
Theo Julius Baer Lifestyle Index, 10 thành phố đắt đỏ nhất hiện nay là Thượng Hải, Tokyo, Hong Kong, Monaco, Đài Bắc, Zurich, Paris, London, Singapore và New York.
Du khách đi dạo trên Bến Thượng Hải. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg. |
Cuộc khủng hoảng Covid-19 tàn phá thế giới và khiến nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng khiến các tỷ phú, đại gia ngày càng giàu thêm, đặc biệt là những người hoạt động ngành công nghệ. Bởi lệnh phong tỏa đã giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ học tập, mua sắm đến giao tiếp xã hội sang online.
500 người giàu nhất hành tinh đã tăng thêm tổng cộng 1.800 tỷ USD trong khối tài sản của họ vào năm ngoái. Trong đó, Elon Musk của Tesla Inc. và Jeff Bezos của Amazon.com Inc. là những người kiếm được nhiều nhất, theo Bloomberg Billionaires Index.
Trong khi sự sụp đổ của ngành du lịch dẫn đến giá phòng khách sạn giảm 9,3% vào năm 2020, vé máy bay hạng thương gia đắt đỏ hơn 11% - bước nhảy vọt lớn nhất trong số mặt hàng hạng sang, Julius Baer cho biết. Giày đẹp cho nữ giảm giá mạnh nhất (12%).
Tại châu Á, chi phí hàng hóa và dịch vụ cho người giàu có thấp hơn nhiều so với chỉ số giá tiêu dùng của khu vực kể từ năm 2013.
Theo Mark Matthews, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Julius Baer, Thượng Hải trở thành thành phố đắt đỏ nhất khi giá cả tăng 6% vào năm ngoái. Tại đây, có sự “bất thường” khi các chuyến bay hạng thương gia tăng 82% và giá phòng khách sạn tăng 15%, ông nói thêm.
Mặc dù vậy, nhìn chung, cuộc sống xa xỉ trên toàn thế giới chỉ trở nên đắt đỏ hơn khoảng 1% vào năm 2020, với việc người giàu có xu hướng chuyển sang các lựa chọn có ý thức, có thể dẫn đến giá cả công bằng hơn cho những nhà sản xuất, theo báo cáo.
Các tòa nhà dân cư được xây dựng ở Thượng Hải vào năm 2020. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg. |
Global Wealth and Lifestyle Report (tạm dịch: Báo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu) của Julius Baer đã phân tích mức lạm phát về giá của 20 mặt hàng xa xỉ, cho thấy phong cách sống của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, ở 25 thành phố trên khắp các khu vực.
Để thích ứng với sự thay đổi của thế giới, năm 2021, các mặt hàng đắt đỏ nhất gồm huấn luyện viên cá nhân, tiệc cưới, botox, piano với xe đạp, máy chạy bộ, bảo hiểm y tế và gói công nghệ.