Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cuối tuần ngủ bù sai cách, đầu tuần đi làm kiệt sức

Một nghiên cứu chỉ ra rằng một giấc ngủ đủ vào cuối tuần sẽ có lợi cho sức khỏe. Nhưng ngủ quá nhiều lại có thể gây phản tác dụng.

Ngủ quá nhiều vào cuối tuần chưa chắc giúp chúng ta có tinh thần làm việc hơn vào tuần mới. Ảnh minh họa: Cottonbro/Pexels.

Khi phải làm việc 8 tiếng/ngày đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu, thậm chí là thứ Bảy, nhiều người có xu hướng sử dụng phần lớn ngày nghỉ để ngủ bù.

Một nghiên cứu gần đây ở Đức phát hiện ra rằng chất lượng giấc ngủ tốt vào cuối tuần giúp người lao động hạn chế tình trạng kiệt sức hơn vào tuần làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều lại có thể gây phản tác dụng, theo PsyPost.

ngu bu cuoi tuan,  ngu sai cach,  di lam kiet suc,  nhan vien van phong,  nghien cuu khoa hoc,  chat luong giac ngu anh 1

Nghiên cứu mới về các nhân viên Đức cho thấy chất lượng ngủ cuối tuần có góp phần quyết định tinh thần làm việc vào tuần mới. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi các chuyên gia Jette Völker từ Đại học Tổng hợp Mannheim (Đức), Sabine Sonnentag từ tập đoàn tư vấn Boston (Đức) và Monika Wiegelmann, Theresa J. S. Koch làm việc tại Đại học Vienna (Austria).

Nghiên cứu này nhằm xem xét chất lượng giấc ngủ vào cuối tuần ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần làm việc vào tuần mới, cũng như mối liên kết đến tình trạng kiệt sức và hiệu suất công việc.

Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng những nhân viên ngủ ngon hơn vào cuối tuần sẽ dễ dàng thích nghi với công việc vào thứ Hai hơn.

Ngược lại, những người ngủ bù quá giấc hoặc có chất lượng giấc ngủ kém vì tham gia nhiều hoạt động xã hội dịp cuối tuần sẽ cảm thấy khó khăn hơn để quay trở lại làm việc vào thứ Hai.

Thêm vào đó, những người dễ kết nối trở lại với công việc vào đầu tuần sẽ cảm thấy ít mệt mỏi và làm việc hiệu quả hơn vào những ngày tiếp theo.

Để kiểm chứng những giả thuyết này, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu viết nhật ký hàng tuần với 310 nhân viên ở Đức. Người tham gia chủ yếu là nữ (81%), với độ tuổi trung bình là 41. Phần lớn (55%) có bằng đại học và 77% không có con cái.

ngu bu cuoi tuan,  ngu sai cach,  di lam kiet suc,  nhan vien van phong,  nghien cuu khoa hoc,  chat luong giac ngu anh 2

Giấc ngủ bị thay đổi hoặc gián đoạn vào cuối tuần vì tham gia các hoạt động xã hội lại không mấy ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc vào tuần tới. Ảnh minh họa: fauxels/Pexels.

Những người tham gia nghiên cứu sẽ điền các cuộc khảo sát vào mỗi thứ Hai và thứ Sáu trong suốt 5 tuần. Vào thứ Hai, họ báo cáo về giấc ngủ cuối tuần và mức độ kết nối tinh thần với công việc như thế nào. Còn vào thứ Sáu, họ sẽ cung cấp thông tin về mức độ kiệt sức và hiệu suất làm việc trong tuần của mình.

Kết quả cuối cùng chỉ ra rằng việc cố gắng bù lại năng lượng đã tiêu hao trong tuần làm việc bằng cách ngủ nhiều hơn vào cuối tuần thực chất có thể khiến nhân viên khó quay lại làm việc hơn vào thứ Hai. Thậm chí, họ còn có thể kiệt sức hơn vào những ngày tiếp theo.

Trong khi đó, giấc ngủ bị gián đoạn vì tham gia các hoạt động xã hội vào cuối tuần dường như không gây ra tác động tiêu cực tương tự. Chúng cũng không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Cuối cùng, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ vào cuối tuần và mối liên kết đến cảm giác kiệt sức trong tuần làm việc.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dựa vào các báo cáo tự đánh giá, yêu cầu người tham gia phải hồi tưởng thông tin về giấc ngủ trong quá khứ, vốn là điều mà mọi người dễ quên. Kết quả này còn có thể thay đổi nếu sử dụng các biện pháp nghiên cứu khách quan để đo lường chất lượng giấc ngủ.

Livestream được công nhận là nghề chính thức ở Trung Quốc

Trung Quốc công bố livestream (phát trực tiếp) trở thành nghề nghiệp mới, cho thấy sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ số tại quốc gia này.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Thiên Thanh

Bạn có thể quan tâm