Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Cướp giọng gà và các phong tục đón Tết độc đáo của người Việt

Người Việt có nhiều phong tục truyền thống độc đáo trong dịp Tết Âm lịch. Bạn hãy cùng khám phá những nét đẹp văn hóa và cách mà các dân tộc đón năm mới đầy khác lạ dưới đây.

Tet Am lich anh 1

1. Tục cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày nào?

  • Ngày 23 tháng Chạp
  • Ngày 25 tháng Chạp
  • Ngày 30 tháng Chạp

Theo tục cổ truyền của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị làm lễ cúng tiễn vua Bếp (còn gọi là ông Công hay Táo quân). Trong ngày này, Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Ảnh: Quỳnh Trang.

Tet Am lich anh 2

2. Theo phong tục Tết cổ truyền, người Việt dựng cây gì vào ngày 23 tháng Chạp?

  • Cây tre
  • Cây nêu
  • Cây trúc

Cây nêu thường được dựng vào 23 tháng Chạp, cũng là ngày Táo quân về trời. Theo quan niệm truyền thống, Táo quân vắng mặt từ ngày này đến đêm giao thừa. Việc dựng cây nêu giúp xua đuổi ma quỷ nhân cơ hội này "lẻn" vào quấy nhiễu. Ảnh: Langbiangagri.

Tet Am lich anh 3

3. Bữa cơm đầu năm của người H'Mông do ai chuẩn bị?

  • Các người con trong gia đình
  • Người phụ nữ
  • Người đàn ông

Đàn ông người H'Mông phải nấu cơm và làm thay các phần việc của người phụ nữ trong ngày đầu năm là tục lệ bao đời nay. Người Mông quan niệm, con trai là trụ cột của gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình phải chịu trách nhiệm để giữ được truyền thống cho cả năm. Ảnh: Trekkinghagiang.

Tet Am lich anh 4

4. Người Mường có phong tục gọi con vật nào trong dịp Tết?

  • Con gà
  • Con trâu
  • Con lợn

Từ những ngày trước Tết, người Mường (Hoà Bình) chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày trong suốt cả năm. Ảnh: Viettourist.

Tet Am lich anh 5

5. Người Thái trắng gội đầu bằng loại nước nào để đón mừng năm mới?

  • Nước mưa
  • Nước gạo ngâm chua
  • Nước giếng

Người Thái trắng (Sơn La) tiến hành lễ hội gội đầu từ trưa ngày cuối cùng trong năm. Tất cả già làng, trưởng bản, người lớn đến trẻ nhỏ hò nhau xuống bờ sông và gội đầu bằng nước gạo được ngâm chua. Họ tin rằng đây là cách xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm cũ. Ảnh: Mytour.

Tet Am lich anh 6

6. Dân tộc nào có phong tục cướp giọng gà trong dịp năm mới?

  • Dân tộc Ê Đê
  • Dân tộc Tày
  • Dân tộc Pu Péo

"Đón giọng gà" hay "cướp giọng gà" là phong tục độc đáo của người Pu Péo (Hà Giang). Bà con tại đây có quan niệm vào thời khắc giao thừa, ai hát to và át được tiếng gà gáy thì năm mới gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Ảnh: Toplist.

Tet Am lich anh 7

7. Tết ăn than là phong tục của dân tộc nào?

  • Dân tộc Dao
  • Dân tộc Nùng
  • Dân tộc Giẻ Triêng

Người Giẻ Triêng sống chủ yếu ở Quảng Nam và Kon Tum. Họ đón Tết cổ truyền với lễ hội Cha Kchah (Tết ăn than). Trong ngày Tết, người Giẻ Triêng quan niệm ai dính nhiều tro đốt từ than nhất định sẽ may mắn và thu hoạch mùa màng tươi tốt. Ảnh: Thegioidisan.

Vỗ mông để tỏ tình, thờ bát nước lã và những phong tục đón Tết độc đáo Mang đồ về nhà lấy may, gọi vía trâu, thờ bát nước lã, cướp giọng gà là những phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số ở nước ta.

Lì xì và những phong tục đầu năm thú vị ở các nước đón Tết Âm lịch

Hầu hết quốc gia đón Tết Âm lịch đều có phong tục lì xì ngày Tết với mong muốn mang lại may mắn cho người nhận. Ngoài ra, mỗi nước lại có những phong tục độc đáo riêng.

Khánh Vân

Bạn có thể quan tâm