Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu bé trai ở vùng lũ bị viêm sụn vành tai

Do mưa lũ kéo dài, bệnh nhân 9 tuổi ở Quảng Trị không được điều trị kịp thời dẫn tới tai trái mưng mủ, nguy cơ hoại tử.

Các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa thực hiện ca phẫu thuật cho bé 9 tuổi ở xã Húc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bị viêm sụn vành tai.

Hoàn cảnh gia đình của cháu bé rất khó khăn, xa trung tâm y tế. Mưa lũ kéo dài, bệnh nhân không có điều kiện được thăm khám và điều trị kịp thời dẫn đến vùng tai bên trái bị sưng nề, đau nhức và mưng mủ tạo ổ áp-xe.

hoai tu sun tai anh 1

Bệnh nhân 9 tuổi bị viêm sụn vành tai nhưng không có điều kiện điều trị kịp thời vì mưa lũ nên dẫn tới áp-xe. Ảnh: BVCC.

Đoàn bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tới tận nơi thăm khám cho cháu bé.

Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và ê-kíp trực tiếp phẫu thuật, trích rạch dẫn lưu ổ áp-xe. Nhóm chuyên gia nhận định đây là tình trạng bệnh lý viêm sụn vành tai biến chứng áp-xe. Nếu không điều trị sớm nó có thể gây viêm hoại tử sụn và biến dạng vành tai.

Hiện tại, hậu phẫu sức khỏe của bé ổn định, tiến triển tốt.

Viêm sụn vành tai là tình trạng viêm, nhiễm trùng thứ phát sau chấn thương va đập, tụ máu vành tai. Nguyên nhân có thể là chấn thương va đập gây tổn thương lớp màng sụn ở vành tai làm cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng sụn vành tai. Từ đó, nạn nhân bị xuất tiết dịch. Dịch lúc đầu có thể là dịch vô khuẩn nhưng tiếp sau đó là dịch nhiễm trùng thứ phát do bội nhiễm.

Dịch thường nằm khu trú ở giữa lớp màng sụn và sụn, làm cảm trở nuôi dưỡng cơ quan này. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể dẫn đến viêm hoại tử vành tai. Vi khuẩn gây viêm sụn vành tai thường gặp là Pseudomonas aeurunosa và Saureus.

Dịch bệnh trong mùa lũ là vấn đề được ngành y tế quan tâm. Theo bác sĩ Vũ Quốc Đạt - khoa Bệnh Nhiệt Đới và Chăm sóc Giảm hại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng ta cần đặc biệt quan tâm và có sự chuẩn bị đối phó các yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh truyền nhiễm sau lũ.

Khi hệ sinh thái biến đổi, môi trường sống của các loại muỗi phát triển theo và gia tăng reo rắc vector truyền bệnh, dẫn tới sốt rét, sốt xuất huyết tại địa phương. Cơ sở y tế bị phá hủy hoặc quá tải vì lũ, người dân không được tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời. Tình trạng lũ lụt có thể gây suy dinh dưỡng và lây truyền bệnh truyền nhiễm khác do dân cư vùng lũ cạn kiệt thương thực.

Chúng ta cần chủ động phòng ngừa các dịch bệnh có thể lây truyền trong và sau lũ như tả, tiêu chảy cấp, thương hàn, Leptospira, viêm gan A và E, Campylobacter enteritis, Rotavirus, sởi, viêm màng não do não mô cầu (Neisseria meningitides), sốt rét, sốt xuất huyết...

25% dân số thế giới mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Độ tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là 15-49 và ghi nhận ở cả hai giới.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm