Feng nhảy xuống sông giữa tiết trời lạnh giá để cứu người chết đuổi. Ảnh: Baidu. |
Khi đang đi dạo cùng bạn bè qua một cây cầu ở Vô Tích (tỉnh Giang Tô), người đàn ông họ Feng bỗng nghe thấy tiếng ai đó đang kêu cứu dưới sông, Jimu News đưa tin.
Lớn lên ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nơi nổi tiếng có nhiều sông, Feng là tay bơi cừ khôi. Anh không ngần ngại lặn xuống làn nước băng giá và kéo nạn nhân đến nơi an toàn.
Sau khi được giải cứu, người bị nạn đã cảm ơn Feng. Ông cũng khuyên ân nhân của mình mau về nhà và thay quần áo để tránh bị ốm sau khi ngâm mình dưới nước trong tiết trời 5 độ C.
Trang phục, màu tóc và hình xăm của Feng khiến nhiều người quan tâm. Ảnh: SCMP. |
Khi trở về nhà, Feng chia sẻ lên mạng xã hội những hướng dẫn giúp an toàn dưới nước. Anh khuyên mọi người cởi bỏ quần áo nặng trước khi nhảy xuống nước cứu người, đồng thời giữ nạn nhân từ phía sau thay vì đằng trước.
Đoạn video ghi lại cảnh Feng vội vã cởi bỏ trang phục và lao xuống sông đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, phần lớn bình luận lại tập trung về mái tóc đỏ và hình xăm trên cánh tay phải của chàng trai thay vì sự dũng cảm và kỹ năng bơi lội.
Bên cạnh đó, dù không có bất kỳ bằng chứng xác thực nào, việc Feng mặc quần lót và tất màu đỏ khiến nhiều người kết luận rằng anh chắc chắn là thành viên của một băng nhóm tội phạm, bởi chúng thường mặc trang phục sáng màu.
Khi được hỏi về phản ứng kỳ lạ của công chúng, Feng cho biết anh không quan tâm đến những bình luận đó.
“Tôi sẽ không để những lời người khác nói ảnh hưởng đến mình. Bạn không thích mái tóc đỏ của tôi, nhưng tôi sẽ không nhuộm đen. Bạn nói rằng quần áo của tôi không phù hợp, nhưng tôi không mua những bộ trang phục khác để làm hài lòng bạn. Nói chung, tôi chỉ chọn làm những gì tôi thích”, Feng chia sẻ.
Feng không quan tâm công chúng bàn luận về ngoại hình của mình. Ảnh: Baidu. |
Chàng trai cho biết anh thường mặc quần áo màu đỏ không phải vì thuộc băng đảng nào đó, mà bởi đây là sắc màu yêu thích của anh. Anh cũng nhuộm tóc đỏ để đón Tết Nguyên đán.
“Bạn không thể đánh giá một người qua vẻ bề ngoài”, anh nói.
Một số người chỉ ra rằng những bình luận trêu chọc, chỉ trích lựa chọn trang phục, đầu tóc của Feng là thiếu suy nghĩ.
“Một người nhuộm tóc và có hình xăm chưa hẳn là người xấu, trong khi một người mặc vest và đi giày da chưa chắc đã là người tốt”, trích một bình luận trên Baidu.
Dù xăm hình ngày càng thịnh hành với giới trẻ, môn nghệ thuật này vẫn bị kỳ thị nặng nề trong xã hội Trung Quốc.
Trên sóng truyền hình, các nghệ sĩ đều phải che kín hình xăm của mình. Còn các nghệ sĩ xăm hình bị coi là những kẻ đứng ngoài xã hội, có trình độ học vấn thấp và gặp khó khăn về tài chính, theo Sixth Tone.
Định kiến xung quanh hình xăm một phần bắt nguồn từ mối liên hệ của chúng với các loại tội phạm. Thời xa xưa, hình xăm được sử dụng để đánh dấu trên mặt các phạm nhân.
Gareth Davey, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Sư phạm Vân Nam, Trung Quốc, người nghiên cứu về văn hóa xăm mình của nước này, giải thích rằng sự kỳ thị cũng bắt nguồn từ các giá trị Nho giáo.
"Trong Nho giáo, việc giữ gìn làn da và cơ thể được thừa hưởng từ cha mẹ là một chuẩn mực của lòng hiếu thảo, được coi là cần thiết cho một xã hội văn minh, trong khi xăm mình biểu thị việc không tuân thủ các bổn phận gia đình", ông Davey cho biết.
Ông nói thêm rằng việc xăm mình bị kỳ thị ở Trung Quốc nhiều hơn so với phương Tây vì "mọi người coi trọng việc làm những gì tốt nhất cho xã hội và thực hiện nghĩa vụ trong các mối quan hệ".
Mạng xã hội dành cho người yêu sách
Các nền tảng dành cho người yêu sách ngày càng phát triển với nhiều tính năng khác nhau như Goodreads, Litsy, LibraryThing. Không chỉ là nơi kết nối, giao lưu, đây còn là nơi có thể giúp người dùng theo dõi thói quen đọc sách, ghi chép lại thời gian đọc hay tạo nên một không gian ảo cùng các tiện ích để người dùng vận dụng những kiến thức trong sách tổng hợp thành một bài viết.