Định kiến xã hội cho rằng các thợ xăm, nhất là nữ giới, là người có học vấn thấp và nghèo. Ảnh: Hedy Chiu. |
Dù xăm hình ngày càng thịnh hành với giới trẻ, môn nghệ thuật này vẫn bị kỳ thị nặng nề trong xã hội Trung Quốc.
Trên sóng truyền hình, các nghệ sĩ đều phải che kín hình xăm của mình. Còn các nghệ sĩ xăm hình, đặc biệt là nữ giới, bị coi là những kẻ đứng ngoài xã hội, có trình độ học vấn thấp và gặp khó khăn về tài chính, theo Sixth Tone.
Để tìm hiểu xem liệu định kiến đó có đúng hay không, Yang Chengyang, sinh viên Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn tại ĐH Trung Quốc Hong Kong, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu thực địa tại một số studio xăm hình tại siêu đô thị Thâm Quyến vào mùa hè 2022.
Một thợ xăm đang làm việc ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây vào năm 2015. Ảnh: VCG. |
Học nghề đắt đỏ
August Tattoo Studio nằm trong số những địa điểm Yang ghé qua. Tại đây, cô gặp gỡ chủ cửa hàng là August, cử nhân Đại học Nghệ thuật London và Jeff, người chồng gốc Thâm Quyến của cô ấy.
Ngoại trừ Jeff, tất cả nghệ sĩ tại cửa hàng đều là phụ nữ trẻ. Trái ngược với định kiến phổ biến về thợ xăm hình nữ, họ không phải những cô gái nhập cư có trình độ học vấn thấp, hay những thanh niên thành thị nổi loạn, đang tìm cách thoát khỏi những chuẩn mực truyền thống về tính nữ.
Thay vào đó, những cô gái này có lý do rõ ràng và mạnh mẽ để bước vào ngành xăm. Quan trọng hơn, hầu hết đều có mạng lưới an toàn tài chính vững vàng.
Thực tế cho thấy kiếm sống bằng nghề xăm hình là không dễ dàng, đặc biệt với phụ nữ Trung Quốc. Chi phí học nghề này rất tốn kém. Hơn nữa, để có được chỗ đứng trong ngành thường đòi hỏi quá trình học nghề dài lâu và đắt đỏ.
Dù ngày càng phổ biến hơn, hình xăm vẫn vấp phải sự kỳ thị lớn ở Trung Quốc. Ảnh: Lingmeng. |
Tại August Tattoo Studio, chỉ 2 trong số 9 thợ xăm làm việc toàn thời gian. Những người còn lại làm việc bán thời gian, hoặc có nghề nghiệp khác, coi xăm hình là nghề tay trái.
KK, một trong số thợ xăm ở cửa hàng, thực chất là một kế toán viên toàn thời gian. Hay Poppy, người yêu thích môn xăm hình từ khi còn là sinh viên năm cuối, được gia đình hỗ trợ toàn bộ học phí để theo đuổi đam mê.
Học phí nghề xăm trung bình ở Thâm Quyến dao động 10.000-20.000 NDT (1.500-3.000 USD) trong 2-3 tháng. Số tiền này không bao gồm chi phí mua sắm dụng cụ cần thiết hoặc sinh hoạt phí như tiền ăn, ở và phương tiện đi lại.
Nhìn chung, toàn bộ quá trình đào tạo có thể lên tới 50.000 NDT, cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác.
Hơn nữa, trong khi những người học việc ở tiệm làm tóc có thể kiếm thêm bằng việc gội đầu hoặc dọn dẹp cửa hàng, các học viên xăm hình sẽ không có thu nhập nào.
Khó kiếm sống
Học phí cao, nhưng thu nhập cũng không đáng là bao. Chế độ trả lương theo hoa hồng của studio và việc chủ doanh nghiệp không cung cấp hợp đồng lao động khiến việc kiếm sống của thợ xăm trở nên khó khăn.
Các studio thường lấy lại 30-70% thu nhập của nghệ sĩ. Họ cũng không cung cấp bảo hiểm hay những lợi ích khác cho người lao động.
Nghệ sĩ xăm ở Trung Quốc khó kiếm sống chỉ với thu nhập từ nghề này. Ảnh: cottonbro/Pexels. |
Có lẽ vì vậy, hầu hết nghệ sĩ xăm hình mà Yang tiếp cận đều hưởng một mạng lưới tài chính vững mạnh.
Một số xuất thân từ gia đình giàu có, trong khi những người khác chỉ coi xăm hình là một sở thích. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa rằng họ thoát khỏi chỉ trích vì lệch khỏi chuẩn xã hội.
Chủ studio August gia nhập ngành xăm khoảng nửa năm sau khi tốt nghiệp đại học. Thời điểm đó, cô vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình.
Tuy nhiên, kể từ khi cô kết hôn và sinh con, mọi người không còn quan tâm đến nghề nghiệp của August. Việc cô ấy sẵn sàng đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ dường như khiến công việc “không phù hợp” được gia đình chấp nhận hơn.
Về phần mình, Poppy có kế hoạch du học ở Canada trong tương lai. Dù hỗ trợ tài chính trong thời gian con gái học nghề, cha của Poppy nói rõ rằng ông không tán thành việc cô theo đuổi nghề xăm.
Cuối cùng, ông đưa ra tối hậu thư cho con gái: hoặc tìm công việc tốt hơn, hoặc theo đuổi bằng cử nhân ở nước ngoài. Poppy đã chọn phương án thứ hai.
“Tôi biết mình không thể kiếm sống bằng nghề này ở Trung Quốc. Thế nhưng, có lẽ ở Canada, tôi có thể hành nghề xăm hình”, cô chia sẻ.
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.