Bà con làng chài Hội An đã tiếp đón vị khách đặc biệt đến xin học nghề, đó là vợ chồng nguyên Tổng thống Phần Lan, bà Tarja Halonen.
Hơn nửa đời người gắn bó với nghề đánh bắt trên sông Thu Bồn gần Cửa Đại, lão ngư Phạm Anh thấm nỗi vất vả của nghề chài lưới lam lũ, cả đời cũng chỉ đủ ăn. Đám trai trẻ trong làng chẳng mấy đứa trụ lại với nghề. Tất cả bỏ lên bờ tìm vào các tỉnh phía nam làm công nhân kiếm sống.
Khách Tây học cách chèo ghe thúng trên sông |
“Cá mỗi ngày cạn kiệt. Mỗi đêm thức trắng may ra kiếm được hơn trăm nghìn đồng là trúng rồi. Còn những ngày mưa rét, thả lưới, quăng chài cả ngày đêm chẳng có con cá nào” ông Phạm Anh nói.
Nghề chài lưới trên sông Hoài bằng ghe thúng nhỏ tưởng là cái nghiệp đeo bám lão ngư Phạm Anh và hàng trăm ngư dân khác nơi làng chài Cửa Đại, Hội An, thế nhưng, giờ nó lại đem lại tiền đô nhờ dạy cho khách du lịch từ phương Tây đến.
Ông cho hay, cách đây hơn 8 năm, Trần Văn Khoa, Giám đốc một công ty lữ hành ở Hội An về du lịch sinh thái, có đến nhà ông trò chuyện và bảo cái nghề chài lưới trên sông đang gặp khó vì cá không còn, “hay là bác cháu mình và bà con làng chài cùng nhau làm du lịch” - Khoa đề xuất.
Vợ chồng bà Tarja Halonen - nguyên Tổng thống Phần Lan giành trọn một buổi học chèo ghe thúng đánh cá khi đến Hội An. |
Từ ngày đó, lão ngư Phạm Anh cùng hàng trăm ngư dân nơi làng chài Phước Trạch, phường Cửa Đại, Hội An cùng Trần Văn Khoa “mở lớp” dạy khách Tây chèo thuyền thúng, quăng lưới đánh bắt trên sông. Trần Văn Khoa cho biết, chính cái nghề sông nước này đã giúp anh và bà con ngư dân thu hàng nghìn USD mỗi ngày.
Những ngày đầu năm mới 2015, hơn 100 hộ dân làng chài Phước Trạch, Cửa Đại Hội An và chàng thanh niên trẻ Trần Văn Khoa lại bận rộn với hàng chục đoàn khách Tây xếp hàng chờ đăng ký học làm... ngư dân, bất chấp giá lạnh.
Khách nước ngoài tung lưới đánh cá bên bờ sông Hoài. |
“Chỉ cần thả lưới khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ đã có ngay 100.000 đồng, đó là chưa kể khách boa thêm. Ngày nào khách đông cũng kiếm được tiền triệu”, lão ngư Bảy Chài tiết lộ.
Những năm trước, thu nhập bình quân mỗi hộ ngư dân là hơn 4 triệu đồng/tháng. Còn năm 2014, con số này tăng lên từ 6-8 triệu đồng, gấp 4 lần đánh bắt cá trên sông.
Cũng nhờ cái nghề này mà năm 2013, bà con làng chài nơi đây đã tiếp đón vị khách đặc biệt đến xin học nghề chèo thúng đánh cá trên sông, đó là vợ chồng nguyên Tổng thống Phần Lan, bà Tarja Halonen.
Niềm vui của đoàn khách nước ngoài sau hơn 2 giờ học nghề chèo ghe thúng thả lưới đánh bắt trên sông |
Sau một buổi học nghề, bà Tarja Halonen chi sẻ: “Đã đi nhiều nơi, nhưng khi đến Hội An tôi mới cảm nhận được cái tình nồng ấm, sự chân thật của người dân cũng như sự thanh bình, thân thiện chỉ có ở nơi này”.
Hình ảnh khách Tây đầu năm đến Hội An xin học nghề chèo thuyền thúng đánh cá trên sông Cửa Đại, Hội An:
Sau hơn 8 năm mở lớp “dạy” khách Tây chèo thúng đánh cá trên sông Cửa Đại, đội ghe thúng cộng đồng tại làng chài Phước Trạch, phường Cửa Đại, Hội An đã lên đến 100 người. |
Bà con dạy cho khách cách gỡ cá trong lưới. |
Không chỉ ăn nên làm ra mà bà con ngư dân nơi làng chài khó nghèo này còn có cơ hội được giao lưu với khách nước ngoài. |
Đưa đoàn khách Tây thăm rừng dừa 7 mẫu. |
Trần Văn Khoa và bà con ngư dân dạy cho khách Tây chèo ghe thúng trên sông. |
Niềm vui của 2 vị khách Tây sau 2 giờ học nghề đánh bắt cá bằng thuyền thúng trên sông. |
100.000 USD, góp phần xóa nghèo cho bà con nơi làng chài khó nghèo này." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/ngtmns/2015_01_21/11.jpg" /> |
Mặc dù năm 2014 gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh thu từ nghề dạy khách Tây làm nông, chèo ghe thúng đánh cá trên sông đạt 100.000 USD, góp phần xóa nghèo cho bà con nơi làng chài khó nghèo này. |