Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đã có án lệ, không để vụ dâm ô bé gái trong thang máy 'chìm xuồng'

"Với người phạm tội, nếu không có chứng cứ khác để đấu tranh, họ rất ít khi tự giác thừa nhận hành vi phạm tội, một mặt vì sợ bị xử lý nặng, mặt khác vì xấu hổ", luật sư nói.

'Chậm xử lý vụ dâm ô bé gái trong thang máy càng làm dư luận bức xúc' Ông Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sẽ lên tiếng mạnh mẽ, thậm chí ở diễn đàn Quốc hội, về sự việc bé gái bị ông Nguyễn Hữu Linh dâm ô.

Những ngày qua, khi dư luận đang trông chờ tiến trình tố tụng được thực thi đối với vụ bé gái ở chung cư Galxy 9 bị ông Nguyễn Hữu Linh (cựu Viện phó VKS TP Đà Nẵng) có hành vi dâm ô trong thang máy, thì TAND tỉnh Nghệ An vừa tuyên bản án 4 tháng tù giam cho người đàn ông 43 tuổi về hành vi xoa bụng, ngực bé gái 15 tuổi.

Chắc hẳn, nhiều người vẫn chưa quên vụ án ông Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) ở Bà Rịa - Vũng Tàu dâm ô các bé gái ở chung cư Lakeside vào năm 2014. Trải qua 4 năm đấu tranh miệt mài của gia đình các bé, sự lên tiếng của công luận, kẻ ấu dâm bị đưa ra xét xử về tội Dâm ô đối với trẻ em vào năm 2018.

Sau khi bị cáo Thủy nhận bản án phúc thẩm "khoan hồng" 18 tháng tù treo gây dậy sóng dư luận, thủ tục giám đốc thẩm buộc ông ta phải chấp nhận thi hành án phạt 3 năm tù giam vào tháng 6/2018.

Đây là 2 trong số ít những vụ dâm ô trẻ em chạm vào được công lý, minh chứng cho những khó khăn trong việc điều tra, buộc tội và xét xử những vụ xâm hại trẻ em mà bắt nguồn từ chính việc hiểu và vận dụng pháp luật cứng nhắc. Rất nhiều vụ án trẻ em bị dâm ô "chìm xuồng", rơi vào quên lãng.

Hàng loạt vụ dâm ô trẻ em không bị xử lý

Vào tháng 3 vừa qua, dư luận hết sức phẫn nộ trước quyết định không khởi tố từ cơ quan điều tra đối với ông Dương Trọng Minh (giáo viên trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang) khi người này có hành vi "xoa lưng, vỗ mông" một số học sinh.

Lý do cơ quan điều tra đưa ra là chưa đủ căn cứ chứng minh ông Minh có hành vi Dâm ô người dưới 16 tuổi vì ông Minh "chỉ sờ mông, sờ đùi một số em".

Trước sự việc này, ở Sài Gòn, vào tháng 4/2018, một thầy giáo 28 tuổi ở trường tiểu học T.X (huyện Hóc Môn) cũng bị tố dâm ô với hàng chục học sinh nữ. Cụ thể, thầy giáo này có hành vi sờ soạng cơ thể các nữ sinh trong lớp do mình chủ nhiệm suốt thời gian dài. Có em còn bị thầy giáo sờ ngực, mông, ép chạm vào bộ phận nhạy cảm.

Thầy giáo này sau đó bị tạm giam để điều tra. Tuy nhiên, sau đó vụ việc cũng bị đình chỉ vì không đủ căn cứ để khởi tố. Dư luận cũng nhanh chóng quên vụ dâm ô học sinh ồn ào này.

Hay vào năm 2017, chị em song sinh 6 tuổi ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) bị lão hàng xóm dâm ô. Theo lời kể của bé, người đàn ông kia đã dùng miệng dâm ô vào bộ phận sinh dục của 2 đứa trẻ khiến sưng, đỏ ở vùng kín.

Hậu quả những tháng ngày sau đó, các em cứ khóc thét, nửa đêm giật mình tỉnh dậy, ú ớ gọi lung tung . Đến nay, sự việc này cũng rơi vào quên lãng, kẻ dâm ô không bị khởi tố, sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Lý do các cơ quan tố tụng thường đưa ra để không khởi tố là "không đủ căn cứ khởi tố", "không chứng minh được có hành vi phạm tội".

Điểm mờ pháp lý

Luật sư Nguyễn Văn Dũ (Đoàn Luật sư TP.HCM) chỉ ra tội dâm ô trẻ em hiện nay được quy định tại Khoản 1 Điều 146 BLHS 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) như sau: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

Trải qua 3 bộ luật (1985, 1999, 2015), tội Dâm ô đối với trẻ em về cơ bản không có thay đổi về cấu thành tội phạm, luật sau chỉ quy định rõ hơn, dễ phân biệt hơn với tội phạm khác. Đồng thời, trong cả 3 bộ luật đều không quy định cụ thể hành vi dâm ô là như thế nào.

Duy nhất tại điểm d tiểu mục 1 Mục III Phần B Thông tư liên tịch số: 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998, hướng dẫn xác định hành vi dâm ô đối với trẻ em được quy định tại Điều 202b BLHS 1985, đã được sửa đổi, bổ sung như sau: “Hành vi dâm ô đối với trẻ em... là sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em.”

Do hiện nay chưa có hướng dẫn mới về hành vi dâm ô đối với trẻ em nên cơ quan tố tụng sử dụng Thông tư 01/1998 để làm cơ sở pháp lý chứng minh tội phạm dâm ô đối với trẻ em.

Theo hướng dẫn của thông tư, cụm từ “có hành vi sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục” được hiểu là dùng bất cứ bộ phận nào của cơ thể hoặc sử dụng công cụ, phương tiện khác để tác động đến bộ phận kích thích tình dục.

Vấn đề đặt ra là trên cơ thể con người, những bộ phận nào là bộ phận kích thích tình dục? Và nó được quy định thống nhất ở đâu?

dam o be gai trong thang may anh 1
Nguyễn Khắc Thủy thi hành bản án 3 năm tù vào tháng 6/2018. Ảnh: Tiên Tiên.

Đối với bộ phận sinh dục thì có thể xem đương nhiên là bộ phận kích thích tình dục, vậy còn những bộ phận nào khác là những bộ phận kích thích tình dục? Môi, lưỡi, tai, gáy, mông, đùi, mu bàn tay, lòng bàn chân, bụng, lưng…có phải là bộ phận kích thích tình dục hay không?

Cho nên, hướng dẫn của Thông tư 01/1998 cũng có phần không ổn, khó áp dụng khi có hành vi tác động đến những bộ phận không phải bộ phận sinh dục.

Luật sư Huỳnh Công Thư (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Long An) đồng quan điểm, cho biết Bộ luật hình sự 2015 chỉ có Điều 146 BLHS quy định tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi. Hiện trong các văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật, không có văn bản nào định nghĩa thế nào là hành vi “dâm ô”.

Đây là lỗ hỗng lớn nhất trong luật dẫn đến việc xử lý hành vi này gặp nhiều khó khăn do chưa có nội hàm rõ ràng cho một khái niệm pháp luật.

Bế tắc vì đâu?

Theo luật sư Dũ, để chứng minh tội phạm dâm ô đối với trẻ em thì cũng tương tự như chứng minh các tội phạm khác, cần thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi khách quan, ý thức chủ quan của người phạm tội, bị hại, thiệt hại…

Cái khó nhất trong việc chứng minh tội phạm dâm ô đối với trẻ em chính là hành vi khách quan của người phạm tội.

Người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô thường lén lút che giấu hành vi của mình, cố không để người khác nhìn thấy như dụ trẻ em vào nơi vắng, phòng kín… để thực hiện tội phạm. Do đó, sẽ rất ít trường hợp có người làm chứng cho hành vi dâm ô hoặc người dâm ô bị bắt quả tang hoặc hy hữu lắm mới có trường hợp camera ghi lại được hành vi dâm ô.

Chứng cứ để chứng minh tội phạm dâm ô chủ yếu là dấu vết trên cơ thể bị hại, lời khai của trẻ em, lời khai nhận của người phạm tội.

Gã đàn ông dâm ô bé gái trong thang máy chung cư Khi nam bảo vệ rời đi, cửa thang máy khép lại, gã đàn ông ôm bé gái, hôn tới tấp. Một tay của người này có hành động như sờ soạng cô bé.

Đối với người phạm tội, nếu không có chứng cứ khác để đấu tranh, họ rất ít khi tự giác thừa nhận hành vi phạm tội của mình, một mặt vì sợ bị xử lý nặng, một khác vì xấu hổ với gia đình, vợ con, bạn bè, dư luận xã hội.

Đối với dấu vết để lại trên người bị hại, chỉ những trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi có dùng vũ lực, tác động mạnh đến bộ phận sinh dục của trẻ em thì mới có thể lưu lại dấu vết bầm, trầy, xước, tụ máu, rách màng trinh... còn nếu thực hiện hành vi với lực tác động nhẹ thì sẽ không để lại các dấu vết này. Dấu vết này, nếu có cũng chỉ là chứng cứ gián tiếp, không có giá trị truy nguyên người phạm tội.

Ngoài ra, khi người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô tác động trực tiếp đến thân thể trẻ em thì cũng có thể lưu lại dấu vết sinh học như tế bào da, mồ hôi tay của người phạm tội trên cơ thể hoặc quần áo của trẻ em. Song, những dấu vết này phải được thu thập bằng những phương tiện khoa học hiện đại và trong thời gian ngắn.

Về phương tiện khoa học hiện đại để thu thập được tế bào da, mồ hôi tay của người phạm tội trên quần áo, cơ thể trẻ em, tôi nghĩ chúng ta đang bị hạn chế. Hơn nữa, sau khi trẻ em bị xâm hại một thời gian nào đó thì trẻ em mới báo cho cha mẹ biết, đến khi tố cáo thì thời gian đã lâu, không thể thu thập được.

Về lời khai của trẻ em, thường các cháu khai báo trung thực về người phạm tội và hành vi khách quan của người phạm tội. Song, lời khai của trẻ em cũng chỉ là một nguồn chứng cứ. Nếu không có các chứng cứ khác hỗ trợ thì khó mà đủ cơ sở xử lý người phạm tội.

Thêm nữa, bài học về các vụ án oan sai đã tác động không nhỏ đến tâm lý những người bảo vệ pháp luật trong việc quyết tâm xử lý tội phạm dâm ô đối với trẻ em.

dam o be gai trong thang may anh 2
Ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó trường đoàn ĐBQH chuyên trách TP.HCM nhấn mạnh việc khởi tố ông Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái trong thang máy là thỏa đáng. Ảnh: Thuận Thắng.

Luật sư Huỳnh Công Thư cho rằng đối tượng bị xâm hại bởi hành vi dâm ô là trẻ em, đối tượng này rõ ràng là chưa đủ tuổi thành niên. Vì thế, lời khai của các cháu cần phải được kiểm chứng, cần phải có cha mẹ làm người giám hộ, cần phải đối chiếu với các chứng khác. Tuy nhiên, hành vi dâm ô ít khi để lại chứng cứ như tội hiếp dâm, kẻ phạm tội thường hay chối không thừa nhận nên vấn đề đấu tranh lấy lời khai của người bị tình nghi của điều tra viên gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chứng cứ không đủ mạnh để đưa tội dâm ô trẻ em ra ánh sáng.

"Chính vì những lý do đó, nhiều vụ án dâm ô đối với trẻ em tuy đã có đơn tố cáo nhưng không thể thu thập đủ tài liệu, chứng cứ để xử lý người phạm tội. Vụ án ông Nguyễn Khắc Thủy bị tố cáo dâm ô đối với nhiều trẻ em ở Vũng Tàu nhưng chỉ chứng minh được ông Thủy phạm tội đối với 1 hoặc 2 trẻ em là một ví dụ rõ nhất về vấn đề này", luật sư Dũ nêu.

Người dân nói cần rốt ráo xử lý vụ cựu Viện phó VKS dâm ô bé gái Việc ông Nguyễn Hữu Linh (Đà Nẵng) có hành động sàm sỡ bé gái trong thang máy khiến cư dân nơi xảy ra sự việc bức xúc. Họ nói gì sau sự việc trên?

Hoài Thanh

Bạn có thể quan tâm