Tò mò về thế giới nhưng thận trọng khi khám phá: Trẻ hướng nội thường tò mò và nhạy cảm. Chúng có thể tự hỏi thế giới hoạt động như thế nào hoặc điều gì khiến một người tức giận. Chúng không ngại đặt ra những câu hỏi lớn và tìm cách lý giải mọi điều. Nhưng trẻ hướng nội lại có xu hướng quan sát, thích an toàn hơn là mạo hiểm. Ảnh: Kiddipedia. |
Thế giới nội tâm phong phú: Theo tạp chí Psychology Today, những đứa trẻ hướng nội sống trong thế giới riêng được hình thành từ suy nghĩ, trí tưởng tượng sinh động mà người ngoài khó có thể thâm nhập. Nghiên cứu cho thấy trẻ hướng nội thích chơi trò tưởng tượng và chơi một mình hoặc với 1-2 đứa trẻ khác. Các em thích dành thời gian riêng tư để đọc sách, vẽ tranh, chơi trò chơi điện tử. Ảnh: Heysigmund. |
Quan sát trước, hành động sau: Khi vui chơi, trẻ hướng nội thích xem mọi người thực hiện trước khi tự mình tham gia. Khi đã quen dần với các trò chơi, trẻ sẽ nhiệt tình, năng nổ hơn. Ngoài ra, ở môi trường quen thuộc như trong nhà, trẻ hướng nội cũng nói nhiều và hoạt bát hơn khi ra ngoài. Ảnh: Brighthorizons. |
Quyết định dựa theo quan điểm riêng: Trẻ hướng nội có suy nghĩ và nhận thức cá nhân mạnh. Vì vậy, chúng thường đưa ra quyết định dựa trên quan điểm riêng, không đi theo đám đông. Các chuyên gia đánh giá đây là khía cạnh tích cực ở trẻ hướng nội vì giúp các em loại bỏ áp lực so sánh bản thân với mọi người xung quanh hoặc tâm lý số đông. Ảnh: Firstcryparenting. |
Sợ hãi khi phải chia tay, xa ai đó: Không phải tất cả trẻ hướng nội đều sợ chia ly, nhưng điều này khá phổ biến. Những người hướng nội có nhiều nguy cơ mắc chứng lo âu và trầm cảm xã hội hơn người hướng ngoại, và trẻ hướng nội cũng không ngoại lệ. Chẳng hạn, trẻ có khóc, bám vào chân bạn và cầu xin bạn đừng rời đi khi đi học mẫu giáo không? Và điều này cũng xảy ra trong thời gian dài không? Nếu vậy, con có thể là một người hướng nội cảm thấy lo lắng khi phải xa người thân của mình. Ảnh: Moms. |
Khó khăn khi diễn đạt ý của mình: Trẻ có tính cách hướng nội thường bị dừng lại, ngắt quãng khi nói chuyện để tìm từ ngữ thích hợp diễn đạt ý của mình. Chúng có thể bực bội, khó chịu khi không tìm được từ ngữ biểu đạt. Ngoài ra, trẻ có thể thích đọc những câu chuyện, sách và các môn nghệ thuật vì chúng dễ hiểu, thể hiện được những gì bé nghĩ và cảm nhận. Ảnh: Infnews. |