Nhiều chi tiết về nguồn gốc, sự phát triển và hệ sinh thái của loài Octopus Chierchiae vẫn chưa được biết. Ảnh: Tim Briggs. |
Theo Science Alert, bạch tuộc được ví như những con tắc kè hoa của biển. Nhờ các mô da nhỏ chứa các sắc tố (được gọi là tế bào sắc tố, tế bào iridophore phản chiếu màu sắc và tế bào bạch cầu phản xạ ánh sáng), loài nhuyễn thể này có thể thay đổi hoa văn và màu sắc chỉ trong nháy mắt.
Bên cạnh đó, với bộ khung và các cơ dễ dàng biến đổi hình dạng và kết cấu, bạch tuộc hiếm khi trông giống nhau ở từng thời điểm. Điều này khiến việc theo dõi các cá thể bạch tuộc trong tự nhiên trở nên khó khăn.
Mới đây, thông qua ảnh chụp, một nghiên cứu được công bố trên PLOS One đã phát hiện các hoa văn trên thân bạch tuộc. Các hoa văn này vẫn có thể nhìn rõ dù con bạch tuộc phát sáng. Những sọc này ban đầu không rõ ràng ở những con mới nở, nhưng có thể được quan sát bằng độ phóng đại ngay từ ngày thứ 5.
Các phát hiện về vân trên người bạch tuộc sẽ có ích trong việc khám phá loài khác. Đơn cử, nó giúp các nhà khoa học và những người không phải chuyên gia có thể theo dõi loài bạch tuộc sọc Thái Bình Dương (Octopus Chierchiae, còn được gọi là bạch tuộc vằn tý hon) trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi nhốt thông qua quan sát hình ảnh.
Cá thể được nuôi trong phòng thí nghiệm có thể được xác định thông qua hình ảnh
Octopus Chierchiae là một loài bạch tuộc nhỏ sinh sống ở các vùng bãi triều thuộc bờ biển Thái Bình Dương của Trung Mỹ. Theo các nhà khoa học, nhiều chi tiết về nguồn gốc, sự phát triển và hệ sinh thái của nó vẫn chưa được biết.
Tuy nhiên, Octopus Chierchiae là loại động vật khá quý hiếm. Chính vì vậy, các phương pháp lấy mẫu không chiết xuất là cần thiết để nghiên cứu các cá thể và quần thể theo thời gian. Các nhà khoa học đã tiến hành ghi lại hình ảnh phát triển thể chất của 25 con bạch tuộc từ khi mới nở và kết luận Octopus Chierchiae có các hình sọc độc đáo, không đổi trong suốt vòng đời.
Sau khi biết rằng có thể xác định từng con bạch tuộc bằng các sọc của nó, các nhà khoa học đặt ra câu hỏi liệu những người ngoại đạo có thể làm điều tương tự hay không.
Để có câu trả lời, họ bắt đầu tuyển dụng những người ngoại đạo (không làm việc liên quan đến khoa học hoặc sinh học), yêu cầu những người này tiến hành quan sát những con bạch tuộc hơn 4 tuần tuổi.
Sau đó, 38 người quan sát thực hiện làm bài kiểm tra, trong đó họ xem 20 slide, mỗi slide hiển thị 2 bức ảnh khác nhau về một con bạch tuộc (có những bức ảnh được chụp cách nhau tới 25 tuần). Trong 20 slide, 9 slide hiển thị bức ảnh cùng một con bạch tuộc, 11 slide còn lại hiện thị hình ảnh 2 con bạch tuộc khác nhau.
Đối với mỗi slide, những người quan sát xác nhận liệu họ có nghĩ rằng đang nhìn vào cùng một con bạch tuộc hay không. Kết quả, những người này đạt điểm cao khi 17 người có câu trả lời chính xác từ 95% trở lên, điểm trung bình là 90%.
Những kết quả trên đã chứng minh các cá thể được nuôi trong phòng thí nghiệm có thể được xác định thông qua các bức ảnh được chụp ở các thời điểm khác nhau trong cuộc đời của chúng. Điều này cho thấy các cá thể hoang dã cũng có thể được nhận dạng và quan sát cho các nghiên cứu thực địa theo chiều dọc.
Các nhà khoa học kết luận Octopus Chierchiae có các hình sọc độc đáo, không đổi trong suốt vòng đời. Ảnh: PLOS One. |
Tiềm năng của phương pháp nhận dạng ảnh
Thông thường, việc theo dõi động vật sẽ được thực hiện thông qua cách gắn thẻ cho chúng. Tuy nhiên, những loài sinh vật có xúc tu nổi tiếng bất hợp tác khi cố tình "giật thẻ". Không những thế, thẻ cũng có thể rơi ra hoặc làm hỏng mô mềm của bạch tuộc.
Như vậy, thẻ không phải là lựa chọn khả thi đối với các loài bạch tuộc nhỏ như Octopus Chierchiae. Với những vấn đề trên, các nhà khoa học cho rằng nhận dạng ảnh là cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng xấu đến bạch tuộc, đồng thời tiết kiệm chi phí khoa học.
Ngoài ra, các ảnh chụp có thể ghi lại dữ liệu như vị trí, thời gian, hành vi và các tương tác sinh thái, giúp cung cấp nhiều thông tin về các loài.
Được biết trước nghiên cứu này, loài bạch tuộc duy nhất có các dấu hiệu đủ độc đáo để nhận dạng ảnh là Wunderpus Photogenicus. Hiện tại, bạch tuộc sọc Thái Bình Dương và bạch tuộc sọc Đại Tây Dương (Octopus Zonatus ) chính là những ứng cử viên tiếp theo cho phương pháp nhận dạng tương tự.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.