Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại án Phạm Công Danh: Cân não chuyện CB đòi trả 6.100 tỷ

Luật sư cho rằng VKS đề nghị Ngân hàng BIDV bồi thường một phần trong khoản tiền hơn 6.100 tỷ đồng theo đề nghị của CB là không thoả đáng.

Phiên xử đại án Trầm Bê – Phạm Công Danh ngày 29/1 tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư cho các bị cáo và 3 ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank. Trong đó, các luật sư tiếp tục phản bác phần luận tội của đại diện VKS.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho Ngân hàng BIDV, khẳng định việc BIDV cho vay dựa trên bảo lãnh của VNCB là đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ pháp lý của 12 công ty này cũng chứng minh đây là những pháp nhân hoàn toàn độc lập, không có mối liên hệ với Phạm Công Danh.

dai an Tram Be - Pham Cong Danh anh 1
Các luật sư cho rằng đề nghị của VKS về việc bồi thường số tiền 6.100 tỷ đồng là không thoả đáng. Ảnh: Tùng Tin.

Từ đó, luật sư cũng cho rằng việc VKS đề nghị BIDV có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã cấn trừ nợ trong tổng số thiệt hại hơn 6.100 tỷ là không thoả đáng. Theo luật sư, nếu phải trả thì không khác gì đòi BIDV trả hai lần cho một khoản tiền gửi. Nếu đề nghị thu hồi của Ngân hàng CB được chấp thuận, nó sẽ tạo một tiền lệ xấu và chỉ có lợi cho CB.

Liên quan đến khoản tiền hơn 6.100 tỷ đồng thiệt hại của vụ án, luật sư của bị cáo Phạm Công Danh cho rằng việc VKS yêu cầu phải thu hồi từ 3 ngân hàng để trả cho CB vì khoản tiền đó bị coi là vật chứng vụ án. Tuy nhiên, nếu coi 6.100 tỷ đồng là vật chứng mà không coi 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ là vật chứng của vụ án thì chưa hợp lý.

“Nếu như không xem xét khoản tiền tăng vốn này thì một loạt vấn đề khúc mắc trong vụ án sẽ không thể được làm rõ vì sẽ không biết ai là người bị thiệt hại trong vụ án”, luật sư Lê Minh Hải nói.

Theo luật sư Hải, trách nhiệm làm rõ khoản tiền này thuộc về cơ quan cảnh sát điều tra và phần thẩm vấn tại phiên tòa. Tuy nhiên, với những phần đối đáp những ngày qua với VKS thì vẫn chưa làm rõ được mấu chốt này.

dai an Tram Be - Pham Cong Danh anh 2
Phiên toà Phạm Công Danh đã diễn ra đến tuần thứ 4 nhưng số phận của khoản tiền 4.500 tỷ tăng vốn vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: Tùng Tin. 

Bổ sung phần tranh tụng của luật sư đồng nghiệp, luật sư Hà Hải trưng ra báo cáo kiểm toán của Ngân hàng CB. Trong bút toán số 31 liên quan đến khoản tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ nộp vào VNCB của 22 cá nhân và 3 pháp nhân cho thấy ban đầu CB đã có đề nghị NHNN, Ban kiểm soát đặt biệt hướng dẫn để CB thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo quy định của luật Tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, theo công văn ngày 18/7/2016, CB cho rằng liên quan đến vụ án ông Phạm Công Danh nên CB sẽ xử lý hạch toán khoản 4.500 tỷ khi có kết luận của cơ quan điều tra.

Cũng theo luật sư Hà Hải, Công ty kiểm toán đã đề nghị CB ghi giảm vốn điều lệ từ 7.500 xuống 3.000 tỷ đồng, nhưng tiếc là HĐXX không triệu tập hai kiểm toán viên đã ký vào báo cáo kiểm toán. Bởi họ mới là những người thực sự hiểu rõ và có trách nhiệm phải trả lời số tiền 4.500 tỷ chứ không phải đại diện CB.

Đại án Phạm Công Danh: CB hưởng lợi kép nếu được bồi thường 4.500 tỷ? Chiều 22/1, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh nói rằng Ngân hàng CB sẽ được hưởng lợi kép nếu các bị cáo phải bồi thường khoản tiền 4.500 tỷ đồng cho ngân hàng này.

Đường đi 4.700 tỷ từ BIDV qua công ty 'ma' của Phạm Công Danh

Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Công Danh đến Ngân hàng BIDV giới thiệu 12 công ty "ma" vay vốn mua vật liệu xây dựng. Sau đó, ông Trần Bắc Hà ký phê duyệt cho vay 4.700 tỷ đồng.

Đại án Phạm Công Danh: BIDV, Sacombank, TPBank đồng loạt 'cầu cứu'

Ba ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank liên quan đến đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh bày tỏ hoang mang và lo ngại trước kiến nghị thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng của Viện kiểm sát.

Hà Hương - Hoải Thanh

Bạn có thể quan tâm