Trong thời kỳ kinh doanh phát đạt của Singapore, hãng rượu whisky của Manjit Gill bán được ít nhất một chai whisky/ngày cho những vị khách người Trung Quốc. Có khi, các “ông trùm” chi đến 75.000 USD để mua một chai rượu mạch nha đơn cất.
Ngày nay, đối với Manjit Gill, doanh số ba chai/tuần đã được xem là “buôn may bán đắt”. “Họ không chi tiêu thoải mái như trước đây”, Gill, người điều hành chuỗi cửa hàng bán lẻ The Whisky Distillery nhận xét về các khách hàng Trung Quốc của mình. “Các vị khách của tôi giờ đây đến và đi rất vội vã”.
Hãng rượu của Manjit Gill chỉ bán được khoảng 3 chai whisky/tuần. Ảnh: The Whisky Distillery. |
Khi Covid-19 diễn ra, giới nhà giàu Trung Quốc đã đổ đến “đảo quốc sư tử” và biến nơi đây trở thành địa điểm tiêu thụ hàng xa xỉ đắt đỏ nhất thế giới. Và hiện nay, các khách hàng giàu có lẫn người bán hàng cho giới siêu giàu đang chịu hậu quả sau những ngày “vung tay quá trán”.
Nhu cầu đã giảm mạnh ở Singapore. Giá của các căn hộ chung cư cao cấp đã giảm đáng kể từ tháng 9/2023 trong khi doanh số của những chiếc siêu xe Bentley, Ferrari tụt dốc không phanh. Các mặt hàng xa xỉ như thẻ thành viên của sân golf, rượu whisky 30 năm tuổi cũng phải giảm giá nếu muốn tiêu thụ.
Đám mây suy thoái và bất ổn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng u ám của thị trường hàng xa xỉ Singapore, ví dụ như lãi suất ngày càng cao hay chính sách tăng thuế đối với những người nước ngoài giàu có.
Theo các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là giới siêu giàu châu Á muốn tránh sự chú ý bằng cách hạn chế chi tiêu xa xỉ. Thực tế này diễn ra sau khi nỗ lực dẹp nạn rửa tiền dâng cao ở Singapore và công chúng địa phương ngày càng phẫn nộ về chi phí sinh hoạt tăng cao ở “đảo quốc sư tử”.
Bên ngoài một cửa hiệu bán hàng xa xỉ nằm trên đường Orchard của Singapore. Ảnh: Bloomberg. |
“Người Trung Quốc đã thôi hào phóng”, Amrita Banta, giám đốc điều hành tại Agility Research & Strategy - một công ty tư vấn hàng xa xỉ, cho biết. “Đám mây suy thoái và bất ổn đang bao trùm thị trường hàng xa xỉ ở Singapore”, bà nói thêm vụ bê bối rửa tiền trị giá 2,2 tỷ USD gần đây và sự khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc cũng tác động đến thị trường ở Singapore.
Trong 12 tháng qua, những “ông trùm” ở Singapore ngày càng kín tiếng đối với truyền thông, theo báo cáo vào cuối tháng 6 của Julius Baer Group Ltd. Công ty quản lý tài sản Thụy Sĩ này cho biết doanh số bán đồng hồ, ôtô, căn hộ và các mặt hàng cao cấp ở Singapore đã giảm mạnh.
Điều này làm dấy lên nghi vấn về cách mà chính quyền Singapore thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Bởi lẽ, quốc gia này đã hưởng lợi không nhỏ từ thị trường hàng xa xỉ trong giai đoạn trước đây.
Hàng xa xỉ mất giá
Biến động kinh tế này xảy ra trong cả lĩnh vực bất động sản của Singapore. Một ngôi nhà tại khu River Valley đang được cho thuê với giá chỉ hơn 40.000 USD/tháng, thấp hơn 60% so với giá năm 2020.
Tháng 5, một căn hộ năm phòng ngủ sang trọng nằm ở St. Regis Residences được bán với giá 10,4 triệu USD, thấp hơn 3 triệu USD so với mức giá rao bán ban đầu. Tại Sentosa, Bloomberg ghi nhận một dự án căn hộ cao cấp đã giảm khoảng 40% giá bán sau một thời gian ế ẩm.
Bên ngoài St. Regis, một trong những khu dân cư sang trọng và đắt đỏ nhất Singapore. Ảnh: Bloomberg. |
Tại các sân golf cao cấp của Singapore, giá của một tấm thẻ thành viên đã giảm từ 700.000 USD xuống còn 550.000 USD vào đầu năm nay.
Trong khi đó, thị trường xe siêu sang - thường có giá 750.000 USD/chiếc - cũng lao dốc. Theo ghi nhận, một trong số sáu thương hiệu xe siêu sang của Singapore chỉ bán được 32 chiếc siêu xe trong quý đầu tiên của năm, doanh số giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Trước đây, sẽ không có ai ngạc nhiên nếu bạn bỏ ra một khoản tiền lớn để mua một chiếc Bentley hay Roll-Royce”, Say Kwee Neng, quản lý của công ty tư vấn ô tô ONE Strategic Consulting LLC, cho biết. “Nhưng bây giờ, bạn sẽ bị điều tra tài chính nếu bỏ tiền mua một chiếc siêu xe”.
Một chiếc Rolls-Royce của một trong những người bị kết tội rửa tiền ở Singapore đang bị cảnh sát tịch thu. Ảnh: Bloomberg. |
Gill, Tổng giám đốc điều hành của The Whisky Trust Group, cho biết các khách hàng Trung Quốc của ông tâm sự họ đang đối mặt với sự suy thoái mạnh trên thị trường bất động sản. Mặt khác, các “ông lớn” ở khu vực châu Á, ví dụ như Campuchia, Ấn Độ, đang chi tiêu nhiều hơn, Gill bật mí.
Nhiều người vẫn thích những chai rượu xa xỉ được chưng cất theo công thức riêng. Kho lưu trữ của Gill hiện lưu trữ một chai Laphroaig 40 năm tuổi có chữ ký của Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla. Chai rượu được định giá 2,6 triệu USD và được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là “chai rượu đắt tiền nhất thế giới”.
Gill cho biết thị trường đã dịu đi trong 6 tháng qua. “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều đợt suy thoái trong quá khứ nhưng chưa đợt suy thoái nào rõ rệt như lần này”.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.