Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập của Đại học Đà Nẵng. Ảnh: BTC. |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, cho biết 30 năm trước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/CP thành lập Đại học Đà Nẵng (trên cơ sở sắp xếp các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ), cùng với hai đại học quốc gia và các đại học vùng khác để hình thành nên các đại học lớn, đa ngành, đa lĩnh vực, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam gánh vác sứ mệnh đổi mới và hội nhập.
Phát huy truyền thống gần 50 năm của các trường thành viên, thừa hưởng lợi thế đóng chân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng “năng động”, “đáng sống”, Đại học Đà Nẵng đã đạt được những dấu ấn, thành tựu quan trọng, to lớn, toàn diện và đáng tự hào.
Từ 5 trường thành viên, Đại học Đà Nẵng hiện có 6 trường thành viên, 3 đơn vị đào tạo trực thuộc, cùng các viện, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, với hơn 1.600 giảng viên/2.600 cán bộ viên chức.
Quy mô đào tạo của Đại học Đà Nẵng gồm 136 ngành đào tạo đại học, 48 ngành đào tạo thạc sĩ và 32 ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có 28 chương trình tiên tiến, chất lượng cao, 8 chương trình đào tạo giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh; với quy mô gần 65.000 sinh viên, học viên.
Đại học Đà Nẵng cũng là điểm sáng trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà về đảm bảo chất lượng, kiểm định giáo dục và hợp tác quốc tế.
Đặc biệt, Đại học Bách khoa là một trong 4 trường đầu tiên của Việt Nam kiểm định đạt chuẩn chất lượng châu Âu HCERES (từ năm 2017 đến nay). Các trường thành viên cũng tiên phong kiểm định, đạt chuẩn chất lượng trong nước (từ năm 2016 đến nay).
Bên cạnh đó, Đại học Đà Nẵng thuộc top 3 các đại học có số chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia, quốc tế nhiều nhất cả nước với 95 chương trình, trong đó 53 chương trình đạt chuẩn quốc tế (AUN-QA của Đông Nam Á, CTI và ASIIN của châu Âu).
"Thành quả nổi bật của Đại học Đà Nẵng là đã đào tạo, cung ứng một lực lượng lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, nhà giáo, doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu. Các cựu sinh viên của trường đảm nhận những vị trí chủ chốt trong các cơ quan, tổ chức, trường học và doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội", PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ nhấn mạnh.
Bước sang giai đoạn phát triển mới, để xứng tầm một đại học vùng trọng điểm quốc gia, đóng vai trò trọng yếu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, Đại học Đà Nẵng tiếp tục quyết tâm cao, nỗ lực lớn triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững, phấn đấu hiện thực khát vọng lớn thành đại học quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW) của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 169/NQ-CP của Chính phủ.
Đại học Đà Nẵng cũng đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước, có uy tín quốc tế trong khu vực và thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?
Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.