Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại học nào đào tạo kỹ sư hạt nhân?

Cả nước chỉ có ở 5 trường đại học, 1 viện nghiên cứu trên đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Đại học nào đào tạo kỹ sư hạt nhân?

Cả nước chỉ có ở 5 trường đại học, 1 viện nghiên cứu trên đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Sinh viên Khoa Kỹ thuật hạt nhân Trường ĐH Đà Lạt trong một môn học cơ bản. (Ảnh: Hà Nội mới)

Dưới đây là một số thắc mắc và giải đáp của chuyên gia về vấn đề này:

- Theo em được biết thì ngành Kỹ thuật hạt nhân tại Việt Nam chỉ có 5 trường đào tạo, và mỗi trường đào tạo chuyên về một lĩnh vực để tránh chồng chéo lên nhau. Vậy cụ thể trong 5 trường, mỗi trường đào chuyên về lĩnh vực gì? Mức độ nguy hiểm của từng lĩnh vực? (thí sinh ở địa chỉ email thanhcong16t@gmail.com).

- Em tên là Nguyễn Ngọc Sơn. Học sinh lớp 12A2 trường THPT Tuy Phong, Bình Thuận. Em muốn hỏi về ngành kiỹ thuật hạt nhân của ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM.  Có phải ngành này được miễn học phí phải không? ĐH Khoa học Tự nhiên có được Bộ GD - ĐT giao nhiệm vụ tuyển sinh cho nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận không?

Học ở đây thì ra trường sẽ ra làm ở nhà máy hạt nhân phải không? Nếu năm nay em thi đậu thì khoảng năm 2018 sẽ ra trường, vậy em sẽ được làm việc ở đâu vì nhà máy hạt nhân năm 2020 mới xây dựng xong. Tập đoàn EVN nhận tất cả sinh viên ngành này vào làm việc phải không?

Hiện nay, những trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân cho nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận. Công việc của kỹ sư hạt nhân làm việc trong môi trường như thế nào? Mong thầy cô tư vấn kĩ vì thông tin ngành này rất ít và em đang rất phân vân. (Thí sinh ở địa chỉ email kenvinskylove79@gmail.com).

Thầy Trần Từ Duy: Thường trực Ban Tư vấn hướng nghiệp ĐHQG TP.HCM:

Ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1558/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT với quan điểm phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước.

Nhà nước có chương trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của chương trình phát triển điện hạt nhân và yêu cầu nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Mục tiêu cụ thể của đề án đưa ra đến năm 2015 là quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học, trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trong thời gian đầu tập trung cho 5 trường đại học và 1 Viện: Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội), Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Tp.HCM), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Trung tâm Đào tạo hạt nhân tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ); đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo hướng tiên tiến, hiện đại gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trường với nghiên cứu, ứng dụng.

Phấn đấu đến năm 2020, đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng phục vụ quản lý, ứng dụng và đảm bảo an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đảm bảo có khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, quản lý nhà máy điện hạt nhân, tiến tới từng bước nội địa hóa, tự chủ về công nghệ, cụ thể như sau:

Nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân: mỗi năm đào tạo 240 kỹ sư, cử nhân, 35 thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó đào tạo tại nước ngoài 20 kỹ sư, cử nhân; 15 thạc sĩ, tiến sĩ). Đến năm 2020 đào tạo được 2.400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành về điện hạt nhân (trong đó có 200 kỹ sư, 150 thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài).

Nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử: mỗi năm đào tạo 65 kỹ sư, cử nhân; 35 thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó đào tạo ở nước ngoài 30 kỹ sư, cử nhân; 17 thạc sĩ, tiến sĩ). Đến năm 2020 đào tạo được 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành về quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (trong đó 150 kỹ sư, cử nhân; 100 thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài).

Nhân lực phục vụ đào tạo, giảng dạy: đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo.

Với những thông tin trên, các em có thể tham khảo và đưa ra quyết định cho nghề nghiệp của mình. Và nếu thật sự yêu thích các em có thể theo học Kỹ thuật hạt nhân (mã ngành D520402) tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM với các chuyên ngành Năng lượng và điện hạt nhân, Kỹ thuật hạt nhân, Vật lý y khoa.

Chương trình Tư vấn tuyển sinh được sự hỗ trợ của:

Ban Tư vấn Hướng nghiệp ĐH Quốc gia TP.HCM

Phòng Đào tạo - tuyển sinh của các trường: ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM.

Ban Tư vấn tuyển sinh ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM.

Thí sinh có thắc mắc cần giải đáp về kỳ tuyển sinh năm nay có thể gửi email tới địa chỉ: tuvantuyensinh2013@zing.vn.

Những câu hỏi của thí sinh sẽ được trả lời trên trang Tuyển sinh.

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm