Ông bà ta có câu “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, nói về ba việc quan trọng nhất đời người và phải được xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ngày nay do biến chuyển của xã hội, việc dựng vợ, gả chồng và tổ chức đám cưới lại có những thay đổi xét trên bình diện văn hóa, văn minh.
Tục cưới xin xưa chịu ảnh hưởng của thuyết “thọ mai gia lễ”. Về đại thể, tục cưới xin được tiến hành theo các bước sau: dạm hỏi, sêu, cưới. Lễ cưới có các thủ tục: thách cưới, đón dâu, đưa dâu, lại mặt.
Đám cưới xưa chú rể thường rước cô dâu bằng xe đạp. |
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, phong tục tập quán cưới xin của người dân đã có sự thay đổi theo xu hướng đời sống mới. Những phong tục rườm rà, nhiêu khê trong cưới xin dần loại bỏ như tệ tảo hôn, thách cưới…, chỉ còn rất ít ở một số nơi thuộc vùng sâu, vùng xa.
Luật hôn nhân ra đời có giá trị như một cuộc cách mạng trong hôn nhân. Một phong cách mới trong cưới xin dần được hình thành. Nam nữ yêu nhau chủ động đến chính quyền địa phương đăng ký kết hôn để được cấp giấy chứng hôn hay giá thú.
Đám cưới thập niên 1960-1970 chỉ gửi thiệp báo hỉ cho mọi người, và chỉ có gia đình và bạn bè thực sự thân mới mời dự tiệc. |
Đám cưới thập niên 1960-1970 chỉ gửi thiệp báo hỉ, và chỉ có gia đình và bạn bè thực sự thân mới mời dự tiệc. Những người nhận được thiệp báo hỉ nhưng không được mời tiệc thường đăng báo chúc mừng nội dung là: “Được tin ông bà... làm lễ thành hôn cho..., chúng tôi xin chúc mừng và chúc tân lang tân nương trăm năm hạnh phúc”. Lễ cưới được tổ chức sau đó, phổ biến là tiệc trà, nước, bánh, kẹo và liên hoan văn nghệ. Quà mừng cô dâu, chú rể là những vật dụng có ý nghĩa và tác dụng thực tế trong cuộc sống của đời sống vợ chồng trẻ (xoong, nồi, bát đĩa, quần áo trẻ sơ sinh…) hay có nơi là một số tiền, mảnh đất, căn nhà để làm vốn…
Những năm gần đây, kinh tế của đất nước và từng gia đình khá lên ít nhiều, phong tục cưới xin đã tác động mạnh và diễn ra theo hướng đa dạng và phức tạp hơn. Nét đặc trưng dễ nhận thấy và cũng phổ biến là cưới xin ngày nay vừa truyền thống, vừa hiện đại. Nhiều đám cưới cả bố mẹ hai bên và cô dâu, chú rể chỉ chú trọng làm quy mô lớn, sang trọng, mời nhiều khách đến dự thật đông…
Ngày nay, quy mô của đám cưới còn là yếu tố nói lên “tiềm lực” của cá nhân với họ hàng, bạn bè, xóm giềng, đồng nghiệp... |
Một đám cưới thế kỷ trước rước dâu bằng xe đạp, xe máy; cô dâu mặc áo dài truyền thống, ôm bó hoa trắng; có chụp hình, liên hoan bánh, kẹo, thuốc lá, bao bạc, đầu lọc đã là sang trọng. Nay phải là ô tô xịn, quay camera, chụp hình, cô dâu thay váy áo nhiều lần, tiệc đãi ở khách sạn sang trọng...
Tuy nhiên, cũng có nhiều đám cưới được tiến hành theo hướng tích cực, rất đáng biểu dương. Ví như lễ cưới tập thể với 100 chiếc xe đạp điện diễn ra ở Sài Gòn tháng 10 vừa qua. Những cặp đôi là cán bộ đoàn hội có thành tích tốt trong lao động, công nhân có hoàn cảnh khó khăn không thể tự tổ chức đám cưới.
Cô dâu, chú rể diện áo dài, khăn xếp theo nghi lễ truyền thống và tham gia diễu hành bằng xe đạp điện trên nhiều tuyến đường trung tâm thành phố. |
Ý tưởng sử dụng 100 chiếc xe đạp điện làm xe hoa đã được cân nhắc rất kỹ, vì đây là loại phương tiện tiết kiệm, hiệu quả và có tính an toàn cao. Mẫu xe đạp điện Zinger Extra của HKbike với công nghệ pin bền bỉ, mạnh mẽ, phù hợp với hành trình dài của lễ cưới tập thể.
Mục đích của chương trình nhằm tôn vinh và giữ gìn nét đẹp của lễ cưới truyền thống Việt Nam, loại bỏ những nghi lễ phong kiến lạc hậu, đề cao lối sống tiết kiệm và văn minh trong giới trẻ. Đồng thời, sự kiện còn mang lại niềm tin vào cuộc sống, đồng hành và chia sẻ những khó khăn với các bạn thanh niên công nhân.
Mô hình đám cưới tập thể sử dụng những chiếc xe đạp điện rất được hưởng ứng. |
Đám cưới là một trong những việc hệ trọng của đời người, của từng gia đình. Tuy nhiên trong không ít trường hợp, đám cưới trở thành gánh nặng cho người trong cuộc. Trong khi đó, khách được mời đến dự cũng khó xử khi nhận cùng lúc nhiều thiếp cưới. Do vậy, đám cưới hiện đại đang có xu hướng đơn giản hóa, để hình thức và nội dung phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội, theo phương châm trang trọng, tiết kiệm, không gây khó khăn cho mình và cho khách được mời.