Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Dân chơi' Mobylette

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, xe Mobylette (loại xe máy có gắn giò đạp) tưởng đã “ngủ yên” trong xó nhà, góc bếp hay cân sắt vụn...

"Dân chơi" Mobylette

 Hơn nửa thế kỷ trôi qua, xe Mobylette (loại xe máy có gắn giò đạp) tưởng đã “ngủ yên” trong xó nhà, góc bếp hay cân sắt vụn...

`Dân chơi` Mobylette
Các thành viên CLB Motobecane bên chiếc Mobylette

Thế nhưng gần đây, tại TP.HCM, xe Mobylette xuất hiện trở lại trên đường phố. Qua bàn tay khéo léo của người thợ, xe được “độ” khá bắt mắt theo kiểu “ nửa tân, nửa cổ” với đủ kiểu dáng, sắc màu.

Tùy theo khả năng dân chơi, một chiếc Mobylette sau khi “độ” lại có giá từ 10 đến 12 triệu đồng. Còn muốn xe “xịn” hơn có khi đến 20 triệu đồng.

Mobylette hồi sinh

Theo những người lớn tuổi vào thập niên 1950-1960, chiếc Mobylette thuộc loại xe “xăng pha nhớt” rất bền và tiện dụng, cỡ tầng lớp trung lưu mới sở hữu được nó. Giờ đây, người chơi xe cổ săn tìm nó và sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng mua xác xe về sửa chữa. Để có được những chiếc Mobylette còn “zin” cỡ 70%-80%, người chơi phải lặn lội về tận xã vùng sâu ở Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi hay các tỉnh lân cận: Đồng Nai, Bình Dương, Long An... Theo anh Nguyễn Thạch Lân - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Sài Gòn Motobecane: “Để kiếm được một chiếc Mobylette còn “zin” rất là khó vì trải qua thời gian dài nên đa số trở thành sườn sắt vụn. Chúng tôi mua về sửa chữa lại mới đi được. May mắn lắm chúng tôi mới gặp được chiếc xe tốt do chủ nhân cất giữ cẩn thận.

Anh Tuấn - người được giới chơi xe cổ ở Tân Bình gọi là “Tuấn CD” kể: “Một lần xuống Bà Rịa-Vũng Tàu, tôi tìm được chiếc Mobylette “chiến” mà chủ nhà treo xe ở chuồng heo làm kỷ niệm. Năn nỉ gãy lưỡi, chủ xe chấp nhận bán với giá 3,5 triệu đồng. Nhưng khi mình mang tiền quay lại thì họ đòi tăng giá do biết tôi mê chiếc Mobylette này. Rốt cuộc tôi chấp nhận mua với giá 7,5 triệu đồng, bằng giá một chiếc Honda cub”. Sau đó, xe cũ mua về phải đưa “lò” làm lại gần như toàn bộ như làm đồng, làm máy, sơn xi... Thời gian “mông má” cho xe mất từ nửa tháng đến một tháng (tùy theo xe còn tốt hay quá xấu). Những phụ tùng thay thế chủ yếu là tự chế hoặc mua ở chợ Tân Thành (quận 5). Trường hợp tìm không có phụ tùng thì liên lạc với nhóm người chơi xe Mobylette bên Pháp nhập về.

Tùy theo khả năng dân chơi, một chiếc Mobylette sau khi “độ” lại có giá từ 10 đến 12 triệu đồng. Còn muốn xe “xịn” hơn có khi đến 20 triệu đồng.

`Dân chơi` Mobylette
Anh Lân và xe Mobylette trưng bày tại nhà.

Mobylette và niềm đam mê

Nói đến chơi xe Mobylette dân chơi phải biết đến gia đình chú Lìn, 41 tuổi, ở quận Tân Bình. Cả ba đời gia đình chú Lìn đều thích chơi Mobylette. Lúc trẻ chú Lìn đã theo nghề sửa xe của bố và tậu xe Mobylette. Giờ đây hai người con chú đang nối nghiệp sửa chữa, tân trang xe cổ, chủ yếu là xe Mobylette. Hàng ngày hai người con đi lại bằng chiếc Mobylette “gia truyền” của chú Lìn để lại.

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Ngọc Lân (23 tuổi, ngụ phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM) là người đam mê xe Mobylette. Cách đây ba năm, anh mua một chiếc Mobylette đời đầu còn “zin” để trưng bày trong nhà. Để sở hữu được nó anh phải mất 2.800 USD. Hiện anh Lân là chủ một “lò độ” Mobylette trên đường Trịnh Đình Trọng (quận Tân Phú). Để tìm hiểu về đời xe cổ này, anh Lân tự nghiên cứu qua sách vở, tra mạng, tìm tài liệu nước ngoài... Nhờ đó mọi thông tin về Mobylette anh đều nắm bắt và phổ biến cho những ai cùng sở thích. Biết dân chơi Mobylette mong muốn được gặp nhau thường xuyên để trao đổi thông tin, kinh nghiệm liên quan đến xe cổ này nên anh Lân vận động thành lập CLB “Sài Gòn Motobecane” do anh làm chủ nhiệm. Cho đến nay, CLB có khoảng 50 thành viên tham gia. Trong CLB, người sưu tập xe Mobylette nhiều nhất là anh Tấn Hoàng, thường gọi “Hoàng bitis”, nhà ở huyện Hóc Môn. Hiện nay anh Hoàng có trong tay hơn 30 chiếc Mobylette theo từng loại, từng năm sản xuất.

Ngoài niềm đam mê xe cổ, CLB còn tham gia hoạt động xã hội, từ thiện. CLB đã tham gia rất nhiều chương trình lễ hội lớn như “Hội ngộ Honda 67 Việt Nam” ở Nha Trang, Festival biển Vũng Tàu; Festival hoa Đà Lạt; Festival pháo hoa ở Đà Nẵng. Mới đây, CLB tham gia chương trình từ thiện “Đêm trăng từ thiện” phát quà cho 400 trẻ em khuyết tật, nghèo ở phường 6, quận 5.

“Mong muốn của CLB Sài Gòn Motobecane là có được một sân chơi tập trung vào ngày cuối tuần để trưng bày, giới thiệu cho những ai yêu thích xe Mobylette. Việc làm này cũng nhằm góp phần tạo thêm nét đẹp văn hóa của thành phố” - anh Lân tâm sự.

Những chiếc Mobylette đầu tiên được hãng xe Motobécane (Pháp) sản xuất ra vào năm 1949. Ban đầu, nó trông giống như một chiếc xe đạp (loại sườn ba đũa) nhưng có gắn động cơ để chạy bằng xăng. Muốn khởi động nó phải đạp bàn đạp cho máy nổ và sau đó mới chạy được.

Năm 1950, Mobylette xuất hiện tại Việt Nam. Nhưng do đường quá xấu, xe dằn xóc khó đi nên kỹ thuật viên thời bấy giờ đã chế bộ nhún, sườn xe to và chắc chắn hơn, đồng thời mẫu mã cũng đẹp hơn.

Mobylette chia làm ba đời: Đời đầu: Xe màu đen và màu hột gà (sườn xe giống như sườn xe đạp: có ba đũa, rất mỏng manh và chưa có phuộc nhún), bình xăng nằm phía dưới yên xe. Đời thứ hai: Xe có màu xám, sườn xe được làm lại to hơn, chắc chắn hơn và có phuộc nhún, bình xăng nằm dưới yên xe. Đời thứ ba: Xe màu xanh, bình xăng được chuyển lên nằm ở kế cổ xe.

Đến thời kỳ xe Honda của Nhật tràn vào (Dame 50, xe 67, 68)... chiếm ưu thế trên thị trường thì nhiều người dân không còn chuộng và sử dụng Mobylette nữa.

Theo Pháp Luật TPHCM

Theo Pháp Luật TPHCM

Bạn có thể quan tâm