Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Dân Tây Ban Nha mãi chưa hết khổ vì khách du lịch

Người dân Tây Ban Nha sắp đối mặt với một mùa cao điểm du lịch hè "hỗn độn" không khác năm ngoái khi chính phủ chậm trễ trong việc quản lý nạn quá tải du lịch.

tay ban nha qua tai anh 1

Nổi tiếng với bãi biển Playa de Muro, Cala Comte... ngập nắng, những con đường sôi động, Tây Ban Nha từng là "hiện thân" của một thiên đường nghỉ mát đúng nghĩa dành cho du khách thập phương, đặc biệt là châu Âu.

Nhưng hiện tại, nơi đây đã trở thành "chiến trường" cho cuộc đấu tranh hàng ngày giữa người dân địa phương và lực lượng du lịch đại chúng.

Cư dân một số vùng ở "xứ sở bò tót" kiệt sức vì sự hỗn loạn. Họ bắt đầu xuống đường để phản đối hậu quả của sự bùng nổ du lịch không được kiểm soát. Hành động bắn súng nước vào du khách vào mùa hè 2024 là minh chứng cho sự bức xúc kéo dài.

Tuy nhiên, mức độ căng thẳng vẫn còn đó dù Tây Ban Nha chuẩn bị bước vào mùa du lịch hè mới. Điều này khiến người dân đặt nghi vấn một lần nữa về tương lai tại một nơi họ gọi là nhà.

Biện pháp "có như không"

Vấn đề Tây Ban Nha chưa thể cân bằng từ mùa hè 2024 đến nay là sự căm phẫn của người dân địa phương khi giá bất động sản, giá sinh hoạt leo thang và mức độ cuồng chân của du khách. Lượng khách du lịch áp đảo hệ thống giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng và các công trình di sản văn hóa dẫn đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống.

Vào năm 2024, hơn 90 triệu khách du lịch quốc tế đến thăm đất nước này. Con số dự đoán sẽ nhảy vọt lên 115 triệu vào năm 2040. Một số chuyên gia cho rằng sự phụ thuộc kinh tế của Tây Ban Nha vào du lịch như hiện tại đang không bền vững.

Để chống lại tác động tiêu cực của du lịch đại chúng, chính phủ Tây Ban Nha đề xuất mức thuế 100% với các tài sản của người dân không thuộc EU và hạn chế cấp phép cho thuê ngắn hạn.

Tuy nhiên, cư dân nước này cho rằng biện pháp trên không đi vào trọng tâm giải quyết các vấn đề sâu xa do du lịch quá mức gây ra.

Euronews dẫn lời các nhà phê bình rằng phản ứng của chính phủ "quá chậm", thiếu sự cấp bách cần thiết để bảo vệ người dân.

tay ban nha qua tai anh 2

Một số lượng lớn người dân tràn ngập các đường phố tại quần đảo Balearic, ở Palma, Mallorca, Tây Ban Nha trong một cuộc tuần hành chống lại giá nhà đất và tác động của du lịch đối với cư dân ngày 5/4. Ảnh: Francisco Ubilla/Reuters.

Hôm 5/4, hàng trăm nghìn người dân tiếp tục xuống đường biểu tình tại hơn 40 thành phố trên khắp đất nước. Lý do là chi phí nhà ở tăng cao nhưng không có sự cứu trợ nào thỏa đáng.

Cư dân đang yêu cầu các nhà chức trách đẩy mạnh các quy định trước khi mùa cao điểm đến và các địa danh du lịch trở nên quá tải một lần nữa.

Vào tháng 4 năm ngoái, những người biểu tình ở Tenerife đã tổ chức tuyệt thực bởi một số người dân địa phương buộc ngủ trong xe hơi hoặc hang động vì không đủ khả năng mua nhà ở trên đảo.

Ivan Cerdena Molina, người tổ chức các cuộc biểu tình, nói với hãng tin địa phương The Olive Press: "Chúng tôi không có gì chống lại khách du lịch nhưng ngành công nghiệp không khói đang phát triển và tiêu tốn rất nhiều tài nguyên tự nhiên".

Các nền tảng đặt phòng như Airbnb và Booking.com như một căn bệnh ung thư nuốt chửng hòn đảo từng chút một.

Vấn đề du lịch quá mức ở Tây Ban Nha đánh bậc tình thế "tiến thoái lưỡng nan" rằng làm thế nào để một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào du lịch đạt được sự cân bằng giữa việc chào đón du khách nhưng vẫn duy trì chất lượng cuộc sống cho người dân.

Sự thất bại của Tây Ban Nha gây ra cuộc tranh luận cấp quốc gia về tính bền vững về mô hình du lịch đất nước đang áp dụng.

Sắp tới đây, Tây Ban Nha sẽ bước vào mùa cao điểm du lịch hè 2025, áp lực của du lịch quá mức lên chính phủ có thể sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh người dân yêu cầu các nhà chức trách có hành động quyết đoán hơn.

Nếu không quản lý tốt dòng khách, các thành phố du lịch tại đây sẽ đối diện với nguy cơ đánh mất bản chất, "mất cả chì lẫn chài".

Người dân vẫn chiến thắng ở vài "trận địa"

Cuộc giằng co giữa người dân địa phương và chính phủ không hoàn toàn bế tắc.

Majorca, một điểm nóng du lịch khác thuộc quần đảo Baleares nằm trên Địa Trung Hải, trở thành nơi tiêu biểu cho cuộc chiến chống lại du lịch đại chúng.

Người dân địa phương yêu cầu chính quyền hành động khẩn cấp bằng việc "chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh du lịch".

Một số nhà chức trách trên đảo đổ lỗi cho sự tham lam của chủ khách sạn, chính trị gia và các nhà buôn bất động sản vì phá hủy hệ sinh thái, gây quá tải cho dịch vụ công cộng và góp phần đẩy giá bất động sản lên cao.

Sau đó, hội đồng địa phương ở Majorca đã buộc xem xét lại lập trường của mình đối với các dự án du lịch mới. Chỉ vài ngày sau một cuộc biểu tình, thành phố tuyên bố sẽ hủy bỏ kế hoạch xây dựng hơn 1.300 cơ sở lưu trú mới. Đây được xem là "qảu ngọt" đáp lại sự nổ lực của người dân.

Tuy nhiên, chiến thắng này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Phong trào "Menys Turisme, Més Vida" là cứu cánh?

Liệu khách du lịch và người dân địa phương ở Tây Ban Nha có thể cùng "sống chung" hay không là câu hỏi khó nhằn ngay lúc này.

Những nỗ lực gần đây của chính phủ nhằm điều chỉnh vấn đề cho thuê ngắn hạn như "đóng băng" giấy phép căn hộ du lịch mới ở Barcelona và đánh thuế 100% đối với các tài sản được mua bởi cư dân không thuộc EU, đã không làm được gì để dập tắt sự tức giận của cư dân.

Trên thực tế, nhiều người coi những nỗ lực này là quá ít và quá muộn.

Khi những tháng mùa hè đến gần và số lượng khách du lịch của Tây Ban Nha tăng lên, khả năng xảy ra các cuộc biểu tình và bất ổn hơn nữa sẽ còn tiếp diễn.

Các nhà hoạt động từ khắp châu Âu đang chuẩn bị tập trung tại Barcelona vào tháng tới cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm giải quyết sự tăng trưởng không bền vững ngành du lịch.

Theo TTW, một số tổ chức sẽ đẩy mạnh vận động khách du lịch hưởng ứng phong trào Menys Turisme, Més Vida (tạm dịch: Ít du lịch, nhiều đất sống, khẩu hiệu chỉ sự thúc đẩy du lịch bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đại trà đối với môi trường và cộng đồng địa phương),

Nếu quỹ đạo hiện tại tiếp tục, mùa hè năm 2025 có thể được nhớ đến không phải vì vẻ đẹp tại các bãi biển đẹp của Tây Ban Nha mà vì sự phẫn nộ của người dân trong cuộc đấu tranh cho ngôi nhà, văn hóa và chất lượng cuộc sống.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Du lịch quá tải vẫn ám ảnh Tây Ban Nha

Lượng du khách quốc tế đến Tây Ban Nha đạt 21,8 triệu lượt trong mùa hè, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023, theo Viện Thống kê Quốc gia.

Khách Tây kể chuyện đi xe khách, uống cà phê tại Việt Nam năm 1994

Năm 1994, Simon O'Reilly lần đầu đặt chân đến Việt Nam - đất nước vừa mở cửa sau chiến tranh. TP.HCM sôi động, những sân nhảy và sự hiếu khách nồng nhiệt của người dân khiến anh ghi nhớ.

Tường Vi

Bạn có thể quan tâm