Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Danh nhân khoa bảng nào là ông tổ nghề in của nước ta?

Ông là người thông minh, học rộng, từng thi đỗ đại khoa, có công học hỏi và mang kỹ thuật in về cho quê hương. Sau khi qua đời, ông được suy tôn là ông tổ nghề in.

Ong to nghe in anh 1

Câu 1. Danh nhân khoa bảng nào được suy tôn ông tổ nghề in ở nước ta?

  • Lê Công Hành
  • Lương Như Hộc
  • Phạm Đôn Lễ
  • Phùng Khắc Khoan

Lương Như Hộc (1420-1501) học kỹ thuật in từ Trung Quốc. Khi về nước, ông truyền bá nghề này cho nhân dân ở quê, khiến nghề in nơi đây phát triển. Ông được coi là ông tổ nghề in ở Việt Nam.

Ong to nghe in anh 2

Câu 2. Ông tổ nghề in từng thi đỗ?

  • Trạng nguyên
  • Bảng nhãn
  • Thám hoa
  • Thái học sinh

Lương Như Hộc (có tài liệu ghi Lương Nhữ Hộc) là người thông minh, học giỏi từ nhỏ. Năm Đại Bảo thứ 3 đời vua Lê Thái Tông (1442), ông thi đỗ thám hoa, cùng khóa với trạng nguyên Nguyễn Trực, bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ, tiến sĩ Ngô Sĩ Liên.

Ong to nghe in anh 3

Câu 3. Lương Như Hộc quê ở đâu?

  • Bắc Ninh
  • Bắc Giang
  • Nam Định                                                                                               
  • Hải Dương

Lương Như Hộc tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, quê ở xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (nay là thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương).

Ong to nghe in anh 4

Câu 4. Lương Như Hộc từng có mấy lần được cử đi sứ nhà Minh?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Nhờ tài năng uyên bác, Lương Như Hộc từng có 2 lần được cử đi sứ sang nhà Minh vào các năm 1453 dưới thời vua Lê Nhân Tông và lần thứ hai vào năm 1459 dưới thời Lê Nghi Dân. Tranh vẽ: Sỹ Hòa/Báo Bình Định.

Ong to nghe in anh 5

Câu 5. Dưới triều Lê, Lương Như Hộc từng giữ chức quan nào?

  • Thị lang
  • Gia trung thư lệnh
  • Đô ngự sử
  • Cả 3 chức trên

Lương Như Hộc từng nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau trong triều đình nhà Lê, tiêu biểu trong số đó là Thị lang, Giang trung thư lệnh, Đô ngự sử - người đứng đầu Ngự sử đài, cơ quan có đặc quyền can gián những việc được xem là không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại.

Ong to nghe in anh 6

Câu 6. Bộ sử nổi tiếng nào từng được khắc in ở quê hương của Lương Như Hộc?

  • Đại Việt sử ký
  • Đại Việt Sử ký toàn thư
  • Đại Việt sử ký tục biên
  • Đại Việt sử ký tiền biên

Nhiều bộ sách đã được in khắc ở Liễu Tràng, quê hương của Lương Như Hộc. Trong đó, Đại Việt Sử ký toàn thư đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng ở quê ông khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18.

Ong to nghe in anh 7

Câu 7. Tác phẩm nào sau đây của Lương Như Hộc để lại cho hậu thế?

  • Dư địa chí
  • Hồng Châu quốc ngữ thi tập
  • Hồng Đức thi tập
  • Cả 3 tác phẩm trên

Lương Như Hộc đã biên soạn một số tập sách như Cổ kim chế từ tập, sáng tác Hồng Châu quốc ngữ thi tập, là tập thơ chữ Nôm. Hiện nay, cả hai đều đã thất truyền. Ông cũng phê điểm cho tuyển tập thơ Tinh tuyển chư gia luật thi của Dương Đức Ngạn gồm 472 bài của các nhà thơ đời Trần - Lê.

Ong to nghe in anh 8

Câu 8. Thành phố nào có đường mang tên Lương Như Hộc?

  • TP. HCM
  • Đà Nẵng
  • Huế
  • Cả 3 thành phố trên

Với công lao to lớn đã cống hiến cho dân tộc, Lương Như Hộc được nhân dân Liễu Tràng lập đền thờ, tôn làm thành hoàng. Hiện nay, TP.HCM, Đà Nẵng, thành phố Huế… đều có những cung đường mang tên ông (các cung đường này ghi là Lương Nhữ Hộc).

Trạng Trình và ba câu nói liên quan vận mệnh bốn triều đại

Chỉ bằng ba câu nói ngắn gọn, trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm góp phần quyết định vận mệnh của bốn triều đại phong kiến khác nhau trong sử Việt.


Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm