Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đào tạo nhân lực trẻ chuẩn quốc tế, hiểu thị trường Việt

Được đào tạo bài bản, am hiểu sâu sắc thị trường địa phương, sinh viên đại học quốc tế đã và đang mang đến nhiều thay đổi chiến lược cho bức tranh kinh tế, xã hội của đất nước.

Bài toán nhân lực trẻ của các công ty đa quốc gia

Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam đã thu hút hơn 17.300 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 274 tỷ USD từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những con số ấn tượng này cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Đa số công ty đặt chân đến Việt Nam đều đã có trong tay bản kế hoạch chiến lược và mục tiêu bài bản. Tuy nhiên, việc áp dụng những kế hoạch toàn cầu để truyền tải đúng đến tâm lý, thị hiếu của người Việt Nam lại là bài toán đầy thách thức. Không ít thương hiệu quốc tế từng phải lên tiếng xin lỗi vì những quảng cáo nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa, truyền thống Việt Nam.

Nguồn lao động nước ngoài và sinh viên du học thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ văn hóa, tâm lý người tiêu dùng. Nhân lực được đào tạo trong nước lại không đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm và chuyên môn.

Bà Nicola Connolly, Phó chủ tịch EuroCham phụ trách lĩnh vực nguồn nhân lực và đào tạo, từng chia sẻ: “Việt Nam có đội ngũ lao động trẻ và dồi dào. Tuy nhiên, tất cả công ty trong nước và nước ngoài đều phải mất trung bình 6 tháng để đào tạo lại từ đầu về mọi phương diện”.

Bà Nicola Connolly chia sẻ về tình hình nguồn nhân lực với các sinh viên RMIT Việt Nam.

Lớp lãnh đạo trẻ ‘nắm chìa khóa’ thị trường địa phương

Thế hệ trẻ trưởng thành từ môi trường giáo dục quốc tế trong nước dần trở thành giải pháp toàn diện cho bài toán nhân lực nêu trên. Sở hữu trình độ chuyên môn và kỹ năng tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế, am hiểu thị trường địa phương, họ có khả năng thay thế chuyên viên nước ngoài để trở thành nhân lực trẻ cho các công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

Môi trường học tập đa văn hóa tại RMIT Việt Nam giúp sinh viên có hiểu biết sâu rộng về giá trị văn hóa khác nhau trên thế giới.

RMIT là đại học quốc tế đi đầu trong việc trang bị chìa khóa thị trường địa phương cho lứa sinh viên quốc tế. Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường đã xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp địa phương và quốc tế để thành lập ban cố vấn cho mỗi ngành học, mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên. Điều này cho phép RMIT đảm bảo chương trình học thực tiễn, bám sát thực tế thị trường và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những nhu cầu khắt khe nhất của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trường còn giúp sinh viên mài giũa kỹ năng phát triển chiến lược quốc tế cho thị trường địa phương qua những ví dụ thực tế, đề tài nghiên cứu về các chiến dịch đa quốc gia, cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ cựu sinh viên và khách mời đến từ các doanh nghiệp lớn trong khu vực…

Nhà thiết kế Li Lam của thương hiệu LAM chia sẻ với sinh viên ngành Kinh doanh Thời trang và Dệt may RMIT Việt Nam trong một tiết học thực tế.

Chị Phạm Nhật Nga, hiện là Giám đốc điều hành Công ty Truyền thông Creatio, cựu sinh viên Đại học RMIT Việt Nam chia sẻ: “Ngoài chuyên môn trong lĩnh vực đang hoạt động, sự am hiểu về thương mại và khả năng 'địa phương hóa' tiêu chuẩn quốc tế cho thị trường địa phương là yếu tố chủ chốt giúp các bạn trẻ tiến xa trên con đường sự nghiệp”. Cũng chính vì lý do này, chị đã từ chối học bổng du học Anh để theo đuổi tấm bằng cử nhân thương mại của Đại học RMIT.

Chính sự nhạy bén trong việc lồng ghép chìa khóa địa phương vào chương trình quốc tế đã giúp hơn 6.700 cựu sinh viên Đại học RMIT tìm được chỗ đứng vững chắc tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Sinh viên trường đang trở thành một trong những nguồn nhân lực chất lượng cao được nhiều doanh nghiệp săn đón với tỷ lệ 77,2% sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng tham gia thị trường tuyển dụng và tìm được việc ngay trong 3 tháng đầu tiên, 21,9% tiếp tục học lên bậc cao hơn và 7,6% hành nghề độc lập.

Sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm phương pháp học đại học quốc tế qua cách dạy sáng tạo của các giảng viên giàu kinh nghiệm tại hội thảo ngày chủ nhật, ngày 8/3 tại RMIT Sài Gòn, 702 Nguyễn Văn Linh, quận 7 và RMIT Hà Nội, 521 Kim Mã, quận Ba Đình. Đăng ký tham dự tại đây hoặc gọi số (08) 3776 1369 và (04) 3726 1460.

Sơn Trà

Bạn có thể quan tâm