Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đào tạo thế hệ tương lai của phim Việt

Một trong những nguyên nhân chính khiến các bạn trẻ không thể vun đắp cho ước mơ hoạt động trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy chính là có quá ít trường và ngành học thích hợp cho các bạn lựa chọn.

Đào tạo thế hệ tương lai của phim Việt

Một trong những nguyên nhân chính khiến các bạn trẻ không thể vun đắp cho ước mơ hoạt động trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy chính là có quá ít trường và ngành học thích hợp cho các bạn lựa chọn.

Nhân sự truyền hình và điện ảnh khan hiếm trong khi nhu cầu đang rất “hot”

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, phim ảnh Việt đang dần lấy lại được niềm tin yêu của khán giả và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Không cần vào giờ vàng, ở bất cứ giờ nào, người xem chỉ cần điểm qua các kênh truyền hình từ VTV đến HTV và hơn vài chục đài truyền hình tỉnh thì có thể thấy phim Việt đang được phủ sóng dày đặc. Không chỉ phim truyền hình, thị trường phim điện ảnh Việt cũng rất sôi động. Cứ đến dịp hè, dịp Tết là người người lại háo hức chờ đợi và chen nhau đến rạp để thưởng thức những phim Việt “bom tấn”. Phim điện ảnh Việt cũng xuất hiện dày đặc hơn tại các rạp xuyên suốt các khoảng thời gian trong năm.

Vậy với sự phát triển của phim ảnh Việt, nguồn nhân lực cần thiết cho ngành này liệu đã đủ? Phần lớn những người đam mê hoặc đang hoạt động trong ngành thường cảm thấy “thiếu” trường lớp đào tạo và môi trường trau dồi, cũng vì thế, những nhân lực được đào tạo bài bản trong ngành cũng trở nên thiếu thốn. Nếu như trước đây, lĩnh vực truyền hình, phim ảnh chỉ đến với những ai thực sự “bén duyên” với nghiệp thì nay, đây được xem như là một ngành nghề thực thụ đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ. Lĩnh vực này không chỉ có diễn viên, đạo diễn mà còn có rất nhiều nhân sự quan trọng khác trong các khâu sản xuất phim, chương trình như biên kịch, quay phim, dựng phim, âm thanh, ánh sáng, sản xuất hay thư ký. Mỗi khâu dù lớn dù nhỏ đều đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu để đóng góp làm nên những bộ phim chất lượng, chính vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành là điều thật cần thiết.

Bạn Minh Ngọc (Tân Bình, TP.HCM), tâm sự: “Mình nghĩ rằng nghề nghiệp phải là thứ mình đam mê thật sự và được đào tạo bài bản. Ước mơ của mình là trở thành nhà biên kịch và để có thể đến với nghề này, trước tiên mình phải được trang bị kiến thức thật đầy đủ và chuyên nghiệp”.

Có không ít những bạn trẻ như Ngọc đam mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan lại không thể đến với nghề. Một trong những nguyên nhân chính khiến họ không thể thực hiện ước mơ này chính là có quá ít trường và ngành học thích hợp cho các bạn lựa chọn.

Phát triển bền vững cùng môi trường học tập và trải nghiệm chuyên nghiệp

Năm 2013, với số lượng phim ảnh Việt được sản xuất dự đoán sẽ tăng vọt, ngành truyền hình và phim ảnh trong nước tiếp tục là một ngành hot với nhu cầu tuyển dụng rất cao, đặc biệt cần những gương mặt mới lạ, gây ấn tượng trên màn ảnh. Điều này cho thấy việc đầu tư cho môi trường giáo dục để đào tạo nhân lực cho ngành truyền hình, phim ảnh là điều cực kỳ cần thiết. Trường Điện ảnh quốc tế Sài Gòn (Saigon International Film School - SIFS) ra đời vào cuối năm 2012. Bên cạnh các trường đào tạo theo hệ chính quy, SIFS mong muốn mang đến một môi trường đào tạo bài bản, cô đọng, chuyên biệt theo từng lĩnh vực với mức độ cập nhật cao từ nguồn giảng viên nước ngoài cho lĩnh vực điện ảnh Việt Nam. Trường hy vọng hiện thực hoá ước mơ cho những bạn trẻ có đam mê với bộ môn nghệ thuật thứ bảy, và trên hết là dám nghĩ dám làm.

 

Mang mô hình một trường dạy nghề tương tự như các trường dạy nghề ở các nước tiên tiến, SIFS được đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất và cả chất lượng giảng dạy để có thể là nơi học viên cảm thấy thoải mái và tự tin nhất để tiếp nhận kiến thức. Với sự cố vấn học thuật của những giảng viên nước ngoài danh tiếng như Michael Castengera (hiện là giảng viên cao cấp, giám đốc dự án Đại học tổng hợp Georgia), giáo sư Michael Toshiyuki Uno (thành viên sáng lập của Independent Directors Committee thuộc Directors Guild của Mỹ, từng đoạt giải Oscar và hiện là giáo sư Đại học Nam California USC), SIFS có những giáo trình tích hợp từ nước ngoài rất dễ hiểu và hiệu quả cho việc học. Bên cạnh việc học lý thuyết, thời gian thực tập kiến tập của học viên cũng được SIFS chú trọng hàng đầu. Bên cạnh 2 chuyên gia cố vấn, SIFS còn có các giảng viên thỉnh giảng giỏi nghề tầm cỡ quốc tế như cô Crystal Carson, đạo diễn Chew Han Tah và có những giảng viên trong nước tận tâm và là những người làm phim thâm niên trong nghề.

 

Cô Crystal Carson.

Giáo sư Michael Toshiyuki Uno.

Một nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền điện ảnh nước nhà vốn còn rất nhiều tiềm năng. Và giới trẻ Việt dám nghĩ dám làm cần một môi trường để phát triển niềm đam mê, năng khiếu, đặc biệt là năng khiếu ở lĩnh vực diễn xuất và sáng tạo cho truyền hình, điện ảnh, một lĩnh vực mà từ lâu không có được sự quan tâm cần thiết. Đến với trường Điện ảnh quốc tế Sài Gòn, các bạn sẽ được trang bị kiến thức đầy đủ ở tất cả các vai trò trong lĩnh vực điện ảnh để có thể tự tin vững bước trên con đường mình lựa chọn.

Trường Điện ảnh quốc tế Sài Gòn (Saigon International Film School) với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, giỏi nghề và các lớp học được trang bị đầy đủ trang thiết bị theo mô hình quốc tế sẽ là sự lựa chọn cho những ai đam mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy.

Các  khóa sản xuất, viết kịch bản, diễn xuất và dựng phim sẽ được đồng loạt khai giảng vào ngày 25/3/2013.

Những học viên và nhóm đăng ký sớm trước ngày khai giảng sẽ được giảm ngay 5-10% học phí. Mọi chi tiết tham khảo tại website: http://course.sifs.edu.vn/.

Tư liệu: Trường Điện ảnh quốc tế Sài Gòn

Theo Infonet 

Theo Infonet 

Bạn có thể quan tâm