Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặt máy tạo nhịp tim và thay khớp háng thành công cho hai phụ nữ

Hai người phụ nữ cao tuổi có nhịp tim chậm và gãy khớp háng ở miền Tây đã được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đặt máy tạo nhịp, thay khớp háng bán phần.

Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) vừa cho biết các bác sĩ của đơn vị vừa phẫu thuật thay khớp háng thành công cho 2 nữ bệnh nhân lớn tuổi bị gãy liên mấu chuyển xương đùi có nhịp tim rất chậm.

Thay khop hang thanh cong anh 1

Các bác sĩ tiến hành thay khớp háng cho bệnh nhân. Ảnh: N.T.

Ca đầu tiên là bà Lê Thị Hồng (77 tuổi, ngụ huyện Kế Sách, Sóc Trăng) được tuyến dưới chuyển đến BVĐKTWCT ngày 22/4, trong tình trạng đau nhiều vùng mông trái, cử động bị hạn chế sau té ngã do tai nạn sinh hoạt. Khi đó, bà Hồng có nhịp tim chỉ 40 lần mỗi phút.

Ngày 6/5, BVĐKTWCT phẫu thuật thay khớp háng trái bán phần và đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn vào ngày 9/5. Đến 13/5, sức khỏe bệnh nhân ổn định nên được ra viện.

Ca thứ hai là cụ bà Nguyễn Thị Đủ (84 tuổi, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) nhập viện ngày 26/4, trong tình trạng gãy liên mấu chuyển xương đùi phải, nhịp tim mỗi phút 40 lần. Các bác sĩ sau đó quyết định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời trước khi phẫu thuật chỉnh hình.

Đến chiều 14/5, bà Đủ tiếp xúc tốt, khám vận động khớp háng tốt, nhịp tim 60 lần mỗi phút và dự kiến đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn vào ngày 16/5.

Thay khop hang thanh cong anh 2

Bà Hồng trước khi xuất viện. Ảnh: N.T.

Bác sĩ Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BVĐKTWCT cho biết gãy cổ xương đùi và gãy xương vùng liên mấu chuyển xương đùi là một gãy xương do tai nạn té ngã rất hay gặp ở người cao tuổi.

Do gãy cổ xương đùi xương khó lành, còn các gãy xương vùng liên mấu chuyển ở bệnh nhân cao tuổi có kèm bệnh nội khoa, việc phẫu thuật thay khớp nhằm giúp cho người bệnh mau phục hồi vận động đi lại.

Ngoài ra, phương pháp này giúp tránh các biến chứng do phải nằm tại chỗ, bất động như chăm sóc vệ sinh cá nhân khó khăn, khó xoay trở, thay đổi tư thế người bệnh trên giường, đau đớn kéo dài do các đầu xương gãy chạm vào nhau.

Khi nằm lâu nên các cơ quan như đại tràng, bàng quang không hoạt động sinh lý, dẫn đến đại tiểu tiện khó khăn, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; loét ở những vùng tỳ đè như mông, gót chân, lưng...

Để giải quyết và hạn chế những biến chứng này, phẫu thuật thay khớp háng là một lựa chọn ưu tiên cho người cao tuổi, giúp người bệnh được phục hồi vận động và tập đi 1-2 ngày sau mổ.

Hệ dinh dưỡng 'cứu nguy' cơ - xương - khớp trước cuộc chiến dọn nhà

Cuối năm là thời gian của deadline, dọn dẹp, sắm sửa và chuỗi ngày họp mặt thay vì tập luyện. Do đó, cơ - xương - khớp cần được chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức phía trước.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm