Một số vết cắn của rắn độc có thể gây tử vong trong vài phút nếu không được điều trị ngay lập tức. Ảnh: Pixabay. |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 140.000 người trên toàn thế giới thiệt mạng do rắn độc cắn, trong đó có 400.000 người sống sót nhưng phải sống trong tàn tật. Mặc dù đây là vấn đề này nghiêm trọng, mọi người lại thường bỏ qua nó.
Một nhóm nhà khoa học từ Đại học Exeter ở Anh đã tìm ra các biện pháp để giải quyết vấn đề. Họ đã yêu cầu 535 dân cư của Tamil Nadu ở Ấn Độ điền vào một khảo sát.
Đây là khu vực mà người dân thường xuyên bị rắn cắn. Ấn Độ cũng là nơi sinh sống của nhiều loại rắn cực độc như cạp nong, rắn hổ mang Ấn Độ, rắn lục Russell.
Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã xác định được một số bước có thể giảm thiểu nguy hiểm do rắn cắn.
Những bước này gồm việc tăng cường giáo dục kiến thức về rắn cho cộng đồng sống trong khu vực nguy hiểm; Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò của loài rắn với hệ sinh thái cũng như khả năng phân biệt giữa các loài rắn độc, không độc giúp giảm nỗi sợ hãi, nguy hiểm khi gặp rắn.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất thực hiện thời gian thử nghiệm khi triển khai các biện pháp phòng ngừa mới trong cộng đồng. Họ cũng đề xuất nghiên cứu các rào cản cụ thể trong từng ngữ cảnh, đánh giá chi phí và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa rắn cắn chưa được công nhận.
Song song đó, các nhà khoa học cũng mở rộng nghiên cứu về rắn độc và các yếu tố thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hơn một nửa người dân đã sử dụng hướng dẫn phòng ngừa rắn do chính phủ đề xuất, như giữ nhà cửa gọn gàng và sử dụng đèn khi ra đường buổi tối. Tuy nhiên, 41% người dân đã sử dụng các biện pháp phòng ngừa riêng không được chứng minh. Điều này bao gồm việc sử dụng muối, tỏi, nghệ hoặc chất tẩy trắng như chất đẩy rắn.
Khi bị cắn cắn, để hạn chế tử vong, mọi người có thể thực hiện các lưu ý như:
- Hạn chế để nạn nhân vận động.
- Cố gắng di chuyển nạn nhân bằng phương tiện hoặc có người khiêng, tuyệt đối không để nạn nhân tự di chuyển.
- Kết hợp các biện pháp như băng ép toàn bộ vùng tay, chân bị cắn bằng chun giãn, nhằm hạn chế không cho máu về tim trong thời gian ngắn, sau đó di chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
- Tuyệt đối không trích rạch vết cắn, đặc biệt là với vết cắn của rắn lục, sẽ gây chảy máu rất nguy hiểm.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng các biện pháp phòng ngừa rắn cắn phải phù hợp với người dân để được áp dụng rộng rãi. Giải pháp giảm tử vong do rắn cắn là sự kết hợp giữa giáo dục và hành động.
Giáo dục giúp nâng cao nhận thức của người dân về rắn, thay đổi hành vi và giảm nguy cơ bị rắn cắn. Cuối cùng là trang bị các biện pháp bảo vệ và y tế, giúp giảm thiểu nguy hiểm khi bị rắn cắn.
“Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất?”, “Làm thế nào để tôi ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh?”, “Làm thế nào để tôi vẫn giữ được minh mẫn khi già đi?”… Đó là mối quan tâm của nhiều người trong quá trình tìm phương thức để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.
Cuốn sách Ăn lành, tập đủ, nghĩ thông minh có thể giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.