Ở chân tóc có tuyến nhờn giúp sợi tóc suôn mượt, chắc khỏe. Nhưng chính chất nhờn này cũng tạo nên lớp keo dính tích bụi và các chất bẩn từ môi trường xung quanh. Do đó, các loại dầu gội thường không thể thiếu chất tạo bọt. Nhiệm vụ của thành phần này là kết hợp với nước tạo những quả cầu thu gom phần chất nhờn và bụi bẩn, để chúng dễ dàng trôi đi khi xả bằng nước.
Theo dược sĩ Bùi Thúy Vi, tư vấn y khoa của Công ty Dược phẩm Đông Á, hàm lượng chất tạo bọt dao động 5-50% tổng thể tích dầu gội và loại chất tạo bọt thông dụng nhất là Sodium Lauryl Sulfate. Tuy nhiên, nếu hàm lượng Sodium Lauryl Sulfate nồng độ cao sẽ gây kích ứng da, tổn hại nang lông và rụng tóc. Người bị gàu và da đầu nhạy cảm hóa chất cần sử dụng sản phẩm hạn chế chất tạo bọt nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch tóc.
Chất tạo bọt trong dầu gội giúp tóc sạch hơn, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra gàu. |
Dược sĩ Bùi Thúy Vi cho biết thêm, một thành phần khác quen thuộc trong dầu gội là chất tạo mùi thơm. Các chất tạo mùi hóa học như Phthalate có tác dụng lưu giữ hương thơm, làm mềm mượt tóc; nhưng có thể kích thích khiến lỗ chân lông nở ra, khiến dễ rụng tóc và làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da đầu gây nấm, gàu. Do vậy, người dùng bị gàu nên lựa chọn dầu gội sử dụng chất tạo mùi tự nhiên, chiết xuất từ tinh dầu thực vật.
Chất tạo mùi chiết xuất từ tinh dầu an toàn hơn cho da đầu nhạy cảm hóa chất. |
Để trị gàu, người tiêu dùng thông minh nên lựa chọn các sản phẩm dầu gội ít hoạt chất tạo mùi, tạo bọt, nên lựa chọn các loại dầu gội dược phẩm chuyên dụng, chuyên diệt nấm, hết gàu, giải quyết triệt để nguyên nhân gây gàu của bạn.
Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về gàu và cách trị gàu hiệu quả nhất tại đây hoặc liên hệ số 1900 1756 để được tư vấn. Gàu cũng là một loại bệnh của da đầu và cần được chữa trị đúng cách. |