Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Dấu hiệu cảnh báo có thể bạn mắc ung thư phổi

Các dấu hiệu ung thư phổi thường không đặc hiệu, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó, không ít người bỏ qua và lỡ giai đoạn vàng để điều trị triệt căn.

mac ung thu phoi anh 1

Ung thư phổi (UTP) là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu. Theo số liệu thống kê, UTP đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc UTP và ung thư gan chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng gần 15%.

Tuy nhiên, tầm soát, phát hiện các triệu chứng của bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Triệu chứng cảnh cáo

Ho dai dẳng

Ho có thể là do bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, thường hết sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài không khỏi, không loại trừ khả năng người đó mắc ung thư phổi. Bạn cần đi kiểm tra phổi càng sớm càng tốt bằng cách chụp X-quang kết hợp với những xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ho.

Đau tức ngực

Ngoài triệu chứng đau ở vùng ngực, bệnh nhân còn có thể bị đau ở lưng hoặc vai. Cơn đau liên tục, âm ỉ hoặc thỉnh thoảng mới đau, diễn ra trong một vùng nào đó hay lan tỏa trên toàn bộ khoang ngực. Đau ngực trong ung thư phổi có thể là do khối u xâm lấn rộng hoặc đã di căn hạch gây chèn ép các cơ quan trong khoang ngực.

Khàn tiếng không hồi phục

UTP có thể làm thay đổi giọng nói của người bệnh. Giọng của họ trở nên trầm hoặc khàn hơn so với trước đó.

Đôi khi, khàn tiếng cũng là dấu hiệu của một đợt cảm lạnh thông thường nhưng sẽ dần biến mất sau thời gian ngắn. Khàn tiếng trên 2 tuần là dấu hiệu cảnh báo bất thường.

Trong UTP, nguyên nhân khàn tiếng là do khối u ác tính đã chèn vào dây thần kinh thanh quản quặt ngược, làm biến đổi giọng của người bệnh.

mac ung thu phoi anh 2

Ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Ảnh: Timesofindia.

Ho ra máu

Người bị ho mạn tính (nhất là ở người hút thuốc lá) xuất hiện dấu hiệu dai dẳng hơn. Ho ra nhiều chất nhầy và ra máu rất có thể đây là một trong số các dấu hiệu cảnh báo UTP.

Thở khò khè

Phần lớn những trường hợp bị thở khò khè đều là trường hợp lành tính do viêm, tắc nghẽn đường thở và không khó để điều trị. Nhưng khối u cũng gây phản ứng viêm, tắc, từ đó có thể khiến người bệnh thở khò khè.

Khó thở

Phổi có khối u có thể làm giảm thể tích thông khí dẫn đến khó thở. Nếu ta cảm thấy khó thở bất thường, nhất là sau khi leo cầu thang hoặc làm những công việc mà trước đây thực hiện được dễ dàng, bạn có thể nghĩ đến căn bệnh nguy hiểm này.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nếu cân nặng giảm sút nhiều (4-5 kg trở lên trong 1-2 tháng) mà không rõ nguyên nhân, đó chính là lúc ta cần đi khám để loại trừ. Các tế bào ung thư cần nhiều năng lượng để phát triển nên chúng đã “mượn” từ chính các nguồn dự trữ trong cơ thể khiến chúng ta bị sụt cân không rõ lý do.

Đau đầu

Khi khối u phổi chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên, chúng gây ra hiện tượng đau nhức đầu khó chịu. Đây là tĩnh mạch lớn vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim, nay bị tắc lại, khiến máu ứ lại, sức ép sẽ khiến người bệnh đau đầu. Nặng hơn là đau nửa đầu thường xuyên.

Ngoài ra, triệu chứng này cũng là một dấu hiệu cảnh báo các tế bào ung thư phổi đã di căn lên não.

Đau mỏi cơ

Khối u ở phổi to dần sẽ chiếm chèn vào những dây thần kinh ở vị trí lưng, ngực, vai, bụng và tay dẫn đến tình trạng đau nhức. Ngoài ra, nó chèn cả vào tĩnh mạch, dẫn tới viêm phù, sưng nề.

Đau tay, vai và các ngón tay

U đỉnh phổi sẽ có hiện tượng xâm lấn thành ngực và đám rối thần kinh cánh tay. Chúng gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da (hội chứng Pancoast).

Khi ung thư xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.

Vú to bất thường (nam giới)

Các tế bào ung thư kích thích tiết nội tiết tố một cách bất thường, khiến ngực của người nam giới phát triển như ở nữ giới.

mac ung thu phoi anh 3

Các tế bào ung thư kích thích tiết nội tiết tố một cách bất thường. Ảnh: Improntaunika.

Các triệu chứng khác

Những dấu hiệu tiền ung thư gặp khoảng 10% ở bệnh nhân ung thư phổi: Hiện tượng ngón tay hình dùi trống, rối loạn đông máu, các biểu hiện của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.

Các dấu hiệu UTP kể trên thường không đặc hiệu, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó, không ít người bỏ qua và lỡ giai đoạn vàng để điều trị triệt căn UTP.

Người bệnh thường đến viện ở giai đoạn nặng, khi khối u ác tính đã lan sang những cơ quan khác. Khi đó, việc điều trị không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc tầm soát ung thư định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn nên tầm soát ít nhất 1-2 lần/năm để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt với những người nguy cơ cao.

Người nguy cơ cao bị ung thư phổi

Năm 2021, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (US-CDC) đưa ra khuyến cáo người có những yếu tố sau đây cần được sàng lọc ung thư phổi định kỳ:

  • Người có tiền sử hút thuốc lá, đặc biệt từ 20 năm trở lên.
  • Người trên 50 tuổi và từng có thời gian hút thuốc (trên 10 năm).
  • Người hút thuốc trên 20 bao/năm (số bao/năm được quy đổi bằng số bao hút trung bình một ngày x số năm hút thuốc. Ví dụ, một ngày hút một bao, trong 20 năm được quy đổi là 20 bao/năm; một ngày hút 2 bao, trong 10 năm cũng được quy đổi là 20 bao/năm).
  • Người đang hút thuốc hoặc mới bỏ trong vòng 15 năm.
  • Người từ 50 đến 80 tuổi.
  • Người từng mắc ung thư phổi và đã điều trị được từ 5 năm trở lên.
  • Gia đình có người bị ung thư (UTP hoặc ung thư nào khác), khởi phát trước tuổi 60.
  • Làm nghề nghiệp liên quan bụi phổi, khói (khói nấu ăn, khói thuốc, nhang, amiăng), phóng xạ.
  • Người mắc ung thư khác hoặc các bệnh phổi mạn tính (COPD, lao phổi…).
  • Bệnh nhân có nhu cầu tầm soát.

Đặc biệt, hiện nay, những người có tiếp xúc thuốc lá nhưng thuộc diện hút thuốc lá thụ động (người thân, vợ chồng, con cái…) của người hút thuốc lá cần đi sàng lọc UTP.

Các bác sĩ sẽ khuyên chúng ta sàng lọc bệnh mỗi năm một lần bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp. Người dân có thể ngừng sàng lọc khi người có nguy cơ đã hơn 80 tuổi, ngừng hút thuốc trên 15 năm và đã kiểm tra nhiều lần trong quãng thời gian đó nhưng không phát hiện bệnh, hoặc các vấn đề sức khỏe làm hạn chế tuổi thọ, khả năng phẫu thuật phổi (tim mạch, suy thận nặng).

Bài viết do bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K, cung cấp thông tin.

Ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết bệnh nhân trẻ nhất ông từng điều trị là 21 tuổi. Bệnh nhân không phải phát hiện giai đoạn sớm, khi đến đã có hiện tượng tắc ruột.

Bác sĩ Hà Hải Nam

Bệnh viện K

Bạn có thể quan tâm