Đau bụng: Cảm giác đau bụng nói chung có thể là do bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Các rối loạn ở dạ dày như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và ợ chua đều có thể là nguyên nhân gây đau bụng. Chúng gây ra những khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể chúng ta. Hãy lắng nghe cơ thể và đi khám nếu bạn không chắc chắn tại sao mình lại bị đau bụng. Ảnh: Unsplash. |
Đầy hơi, chướng bụng: Theo Health, cảm giác đầy hơi, chướng bụng do nhiều nguyên nhân nhưng thường có thể bắt nguồn từ những gì chúng ta ăn. Một số đồ ăn vặt và thực phẩm chế biến sẵn thường gây đầy hơ, tức đã đến lúc bạn cần chuyển sang thực phẩm lành mạnh hơn. Bất kỳ cảm giác khó chịu, chướng mà bạn gặp phải ở vùng bụng trên sau khi ăn - trong vòng vài phút hoặc tối đa 2h sau đó - được gọi là chứng khó tiêu. Điều này có thể chỉ ra các vấn đề về tiêu hóa và rất nhiều khả năng xảy ra trong đường ruột của bạn. Ảnh: DrNeilgalletly. |
Trào ngược: Trào ngược xảy ra khi cơ chế cơ giữa thực quản và dạ dày bị suy yếu, cho phép axit dạ dày và các chất khác trong dạ dày trào ngược xuống thực quản dưới hoặc đôi khi lên đến cổ họng. Trào ngược dai dẳng hoặc thường xuyên gây ra các triệu chứng hoặc các vấn đề khác được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay GERD. Ảnh: Livedoctor. |
Buồn nôn, nôn: Theo She Knows, buồn nôn có thể có nhiều nguyên nhân và cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Tình trạng nôn, buồn nôn sau khi ăn có thể do ngộ độc, dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột thừa, tắc nghẽn đường ruột... Ảnh: Healthwire. |
Cân nặng thay đổi không chủ ý: Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của hệ tiêu hóa đang gặp rối loạn. Cơ quan này không khỏe mạnh có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, tích trữ chất béo và điều hòa lượng đường trong máu của cơ thể. Kháng insulin hoặc thèm ăn quá nhiều do giảm hấp thu chất dinh dưỡng có thể gây tăng cân. Mặt khác, giảm cân có thể là kết quả của sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non. Ảnh: Freepik. |
Rối loạn giấc ngủ hoặc mệt mỏi liên tục: Theo Care Hospitals, rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ kém có thể dẫn đến mệt mỏi mạn tính. Một phần chính serotonin của cơ thể, loại hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng của bạn, được sản xuất trong ruột. Bất kỳ tổn thương đường ruột nào cũng có thể làm giảm khả năng ngủ ngon của bạn. Ảnh: Medicalchannelasia. |
Kích ứng da: Các tình trạng về da như bệnh chàm có thể là kết quả của hệ thống tiêu hóa không khỏe mạnh. Dị ứng thực phẩm hoặc viêm ruột liên quan đến chế độ ăn uống kém có thể dẫn đến rò rỉ một số protein trong cơ thể. Những protein này gây kích ứng da và dẫn đến dị ứng hoặc bệnh về da. Ảnh: Shutterstock. |
Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.
Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.