Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu cảnh báo giúp 2 người bị đột quỵ được cứu sống

Bác sĩ cảnh báo đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế ở người trưởng thành, đặc biệt là trường hợp nhập viện muộn.

Bệnh nhân đột quỵ nếu được cấp cứu trong khung giờ vàng sẽ có cơ hội hồi phục tốt hơn. Ảnh: BVCC.

Ông N.Đ.T. (64 tuổi, Hà Nội) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng nói khó khăn, liệt nửa người trái.

Cách nhập viện khoảng 2 giờ, ông T. có biểu hiện tê bì nửa mặt trái kèm theo yếu liệt nửa người trái, nói khó khăn. Trước đó, người bệnh từng bị cao huyết áp nhiều năm.

Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, ông T. tự đo huyết áp. Nhận thấy huyết áp cao bất thường, bệnh nhân tự uống thuốc hạ áp nhưng triệu chứng không cải thiện.

Sau khoảng 2,5 giờ, bệnh nhân được người nhà đưa tới khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán nhồi máu não cấp.

Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Sau khoảng 10 phút, cơ lực tay của bệnh nhân đã cải thiện. 30 phút sau đó, gần như các triệu chứng của người bệnh đã được cải thiện, ông T. tự đứng dậy đi lại.

Cũng có triệu chứng tương tự gồm tê bì sau gáy, lan xuống tay, yếu liệt người trái, nói khó, ông N.V.D. (61 tuổi, Bắc Ninh) được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang với chẩn đoán đột quỵ não thể nhẹ.

Ông D. được chỉ định dùng thuốc kháng tiểu cầu kép, kiểm soát huyết áp, kiểm soát mỡ máu. May mắn, sau 30 phút, tình trạng yếu liệt tay cải thiện.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho hay đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế ở người trưởng thành.

Từ hai trường hợp trên, bác sĩ Hùng khuyến cáo người bệnh nên nhập viện sớm ngay từ khi có những dấu hiệu đột quỵ đầu tiên để tránh được những di chứng đáng tiếc khi quá giờ vàng.

Ngoài ra, theo bác sĩ Hùng, người nhà không nên tự ý dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp dân gian như cạo gió, chích máu... đối với bệnh nhân đột quỵ. Điều này có thể vô tình bỏ lỡ khung giờ vàng quý giá để điều trị đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của người bệnh.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Nhiều người cùng nhập viện nghi do ăn tiết canh bò

Bảy người trong một gia đình ở Quảng Bình đã cùng dùng món tiết canh bò. Sau khi ăn, tất cả đều có biểu hiện đau đầu, khô cổ, tê chân tay, nôn ói.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm